Nước sấu có tác dụng gì? Ai không nên uống nước sấu?
Nước sấu ngâm đường đã trở thành món đặc trưng, quen thuộc vào mỗi dịp hè. Sử dụng quen thuộc hàng ngày là vậy, nhưng có lẽ không phải ai cũng biết đến công dụng tuyệt vời của nước sấu. Vậy hãy cùng đọc bài viết để tìm hiểu xem nước sấu mang đến cho sức khỏe những lợi ích gì nhé!
- 01-03-20223 sai lầm khi chăm sóc trẻ F0 bị sốt khiến con nguy hiểm tính mạng, BS chỉ ra 6 cách hạ sốt đúng giúp bé nhanh dứt cơn, không lo tác dụng phụ
- 01-03-20223 loại nước giúp hạ đường huyết cực tốt, uống mỗi ngày không chỉ có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường mà còn chống ung thư, chống lão hóa
- 27-02-2022Uống cà phê giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson, nhưng uống thế nào để không phản tác dụng?
1. Kiến thức về quả sấu
Quả sấu có tên trong tiếng anh là Dracontomelon thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Loài cây dễ bắt gặp tại các nước ở khu vực Đông Nam Á, phía nam Trung Quốc, các đảo trên Thái Bình Dương giáp Philippines, Indonesia với thân gỗ cao lớn và tán lá rộng xanh mát. Quả sấu là nguyên liệu quen thuộc để chế biến món ngon hấp dẫn cho mùa hè. Ví dụ như món: canh sấu, sấu ngâm đường, sấm dầm.
Quả sấu là nguyên liệu quen thuộc để chế biến món ngon hấp dẫn cho mùa hè. (Ảnh: Internet)
Sấu thường nở hoa lúc thời tiết vào xuân và cho trái thu hoạch vào mùa hè. Mùa sấu diễn ra khá dài trong khoảng 3 tháng kể từ đầu tháng 6 đến hết tháng 9. Với màu xanh đẹp mắt, quả nhỏ, mang vị chua thanh, khi nhai thấy giòn thì sấu được dùng rộng rãi để chế biến các loại đồ uống giải cơn khát trong thời tiết nóng nực ngày hè.
Một trong những thức uống rất được mọi người ưa chuộng là sấu ngâm đường. Tuy vậy, do sử dụng một lượng đường khá lớn để ngâm nên có rất nhiều người băn khoăn dùng sấu ngâm đường có bị béo không? Sấu ngâm đường có tác dụng gì?
2. Tác dụng của nước sấu với sức khỏe
2.1. Đồ uống giải nhiệt, chữa nhiệt miệng
Sấu là loại trái cây có tính hàn, vị chua thanh. Vào ngày hè oi ả còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức một ly nước sấu ngâm đường đá mát lạnh. Thức uống vừa có tác dụng thanh nhiệt, chữa nhiệt miệng và giải độc cơ thể vô cùng hiệu quả. Công thức ngâm sấu lại vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể thử: chỉ cần 1kg sấu và 1kg đường cùng vài lát gừng. Nước đường sau khi được đun sôi rồi để nguội sẽ thả sấu vào ngâm. Cách làm này sẽ giúp cho sấu ngâm hạn chế tình trạng đóng váng.
Nước sấu có tác dụng thanh nhiệt, chữa nhiệt miệng và giải độc cơ thể. (Ảnh: Internet)
2.2. Hỗ trợ quá trình giảm cân
Mọi người băn khoăn rằng uống nước sấu có bị béo không? Mặc dù sấu được ngâm cùng đường - gia vị nên tránh trong quá trình giảm cân, nhưng khi uống nước sấu ngâm đường lại mang đến tác dụng giảm cân tuyệt vời.
Trong mỗi quả sấu đã chứa sẵn axit hữu cơ, mang vị chua tác động đến hệ tiêu hóa, qua đó thúc đẩy quá trình giảm cân đạt kết quả tốt hơn, hạn chế lượng mỡ thừa bên trong cơ thể, hỗ trợ các chị em thừa cân sớm lấy lại vóc dáng cơ thể mơ ước.
Nước sấu có tác dụng giảm cân vô cùng hiệu quả. (Ảnh: Internet)
2.3. Chữa ốm nghén
Trong quá trình mang thai, nhất là ba tháng đầu của thai kỳ, hầu hết chị em đều rơi vào tình trạng ốm nghén, làm cho cơ thể khó chịu, mệt mỏi. Một cách hiệu quả để hạn chế tình trạng này là uống một ly nước sấu ngâm đường. Vị chua thanh nhẹ sẽ làm giảm cơn nghén, tinh thần của mẹ bầu sẽ được thoải mái hơn. Nhưng hãy chú ý rằng, không nên uống quá nhiều mà hãy có một chế độ hợp lý để tránh gây ra tiểu đường thai kỳ, tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng.
2.4. Giải rượu
Cách làm rất đơn giản: lấy 4 - 6g cùi quả sấu khô đun lấy nước uống, cho thêm vài lát gừng để có tác giải rượu tốt nhất.
Đọc thêm:
- Uống nước gạo rang với gừng có giảm cân không?
- Công thức và tác dụng của nước ép dứa cần tây
3. Những ai không nên uống nước sấu?
Tuy mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng không phải ai cũng có thể uống nước sấu. Những người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế sử dụng loại nước uống này. Vì vị chua trong quả sấu có thể khiến cho tình trạng viêm loét trở nặng hơn, gây cồn cào trong bụng nguy hiểm đến cho dạ dày. Đặc biệt rằng, không nên uống nước sấu khi đói.
Trẻ em dưới 1 tuổi cũng nên hạn chế sử dụng loại quả này vì hệ tiêu hóa còn yếu, nhạy cảm, dễ chịu ảnh hưởng bởi axit trong sấu.
Mùa hè oi ả, khó chịu còn gì hạnh phúc hơn khi được thưởng thức một ly nước sấu ngon lành, mát lạnh. Những tác dụng tuyệt vời mà nước sấu mang đến cho cơ thể chúng ta là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên cũng nên tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh tình trạng sử dụng nhiều gây nên những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Không nên uống quá nhiều nước sâu ngâm vì có thể dẫn đến tăng đường huyết trong máu gây nên bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch…
Ngoài ra cũng thể thay bằng những loại đồ uống ngon bổ khác để cải thiện, đa dạng hơn thực đơn hàng ngày. Ví dụ như nước ép dưa hấu, nước me ngâm, sinh tố xoài, sinh tố mận, nước trà xanh… cung cấp khoáng chất, đầy đủ vitamin để bù đắp phần bị mất đi do đổ mồ hôi nhiều. Hãy chú ý chăm sóc bản thân để có một tinh thần thoải mái, cơ thể tràn đầy năng lượng tận hưởng mùa hè sảng khoái, ngập tràn niềm vui.
Pháp luật & bạn đọc