Nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới đang chuyển sang dùng năng lượng mặt trời và năng lượng gió
Là quốc gia có trữ lượng dầu cực lớn, Ả rập xê út đang chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời để sản xuất điện.
- 21-10-2016Công chức Ả rập Saudi chỉ làm việc 1 giờ mỗi ngày
- 05-07-2016Dự trữ dầu mỏ của Mỹ vượt Nga và Ả Rập Xê-út
- 19-06-2016Hệ thống tài chính của Ả rập xê út sẽ sụp đổ trước năm 2020
Kể từ từ đầu năm nay cho đến năm 2023, Ả rập xê út dự kiến sẽ sản xuất gần 10GW điện năng tái tạo, bắt đầu là dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió tại vùng sa mạc rộng lớn. Nỗ lực này có thể thay thế công suất của 80.000 thùng dầu được đốt mỗi ngày để tạo ra điện. Theo Wood MacKenzie, cộng thêm dự án khí gas tự nhiên dự kiến sẽ bắt đầu sau đó, Ả rập có thể tăng gấp 4 lần công suất này. Khi đó, Ả rập có thể hoàn toàn từ bỏ việc dùng dầu đốt nóng để tạo ra điện năng cung cấp trong suốt những tháng mùa đông.
Nguyên nhân của động thái này đến từ mục tiêu mở rộng nền kinh tế mà Hoàng gia Ả rập đang hướng tới sau 2 năm thâm hụt ngân sách do giá dầu giảm mạnh. Tuy nhiên, nhiều ngành kinh tế hơn đồng nghĩa với việc nhiều năng lượng hơn. “Năng lượng tái tạo không còn xa xỉ như trước nữa”, Mario Marathftis – trưởng nhóm chuyên gia kinh tế tại Standard Chartered trả lời trong một phỏng vấn. “Nếu nhu cầu sử dụng trong nước tiếp tục giữ ở mức như vậy, cuối cùng Ả rập sẽ không còn đủ dầu để xuất khẩu”.
Khối lượng dầu được đốt ở Ả rập.
Trong tháng vừa qua, Bộ trưởng năng lượng Khalid Al-Falih cho biết Ả rập đang tìm kiếm khoản đầu tư năng lượng tái tạo trị giá 30-50 tỷ USD. Phía này sẽ thành lập một bộ phận để giải quyết các hồ sơ dự thầu cho đến khi đất nước thành lập được một người mua độc lập cho toàn bộ nguồn cung điện.
Theo Trung tâm nghiên cứu và khảo sát dầu mỏ King Abdullah, chính phủ quốc gia này đã nâng giá điện trong nước để làm chậm tốc độ tăng trưởng cầu và kêu gọi những giải pháp hiệu quả hơn. Nếu không tìm đến nhiều nguồn năng lượng hơn như năng lượng tái tạo, khí gas tự nhiên hay thậm chí là các lò phản ứng hạt nhân, xhoạt động xuất khẩu dầu hiện vẫn là nguồn sống chính của nền kinh tế có thể bị xói mòn.
Báo cáo này cũng cho biết, nâng cao năng lực sản xuất điện chỉ 4%/năm cũng có thể tiết kiệm được 1 triệu thùng dầu mỗi ngày cho đến năm 2030.
Nền móng của kế hoạch chuyển hóa nền kinh tế của Thái tử Mohammed bin Salman là 5% vốn hóa của công ty dầu Saudi Arabian Oil. Tập đoàn sản xuất năng lượng của nhà nước Ả rập này là thành viên đóng góp lớn nhất cho ngân sách quốc gia với 10% tổng sản lượng dầu bán ra mỗi ngày trên cả nước. Đây cũng là tập đoàn đi đầu trong tiến trình hướng đến ngành năng lượng tái tạo của Ả rập.