Ở đời, đừng chỉ làm những điều mình THÍCH mà hãy làm những điều bản thân NÊN làm: Đó là mức độ kỷ luật tự giác cao nhất của người khôn ngoan
Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu. Nếu chúng ta không chọn nỗi đau của sự kỷ luật thì sẽ phải đối mặt với nỗi đau của sự hối hận.
- 30-05-2020Cho dù mối quan hệ tốt đẹp đến đâu, tuyệt đối đừng bỏ qua 3 quy tắc bất thành văn này
- 27-05-20204 kiểu người nhất định sẽ đạt được thành công dù thất bại hay vấp ngã bao nhiêu lần trong đời
- 20-05-2020Chỉ khi tôi 29 tuổi mới nhận ra: Trưởng thành sẽ dễ dàng hơn gấp 10 nếu bắt đầu bằng việc từ bỏ 3 thứ
Nhiều người nói rằng, cuộc đời vô thường, sinh mệnh ngắn ngủi, hãy cứ làm những gì mình thích để không còn hối tiếc về sau.
Thế nhưng, tự do nào cũng cần có giới hạn, sở thích nào cũng cần có nguyên tắc. Nếu không đặt ra kỷ luật tự giác ngay từ đầu, định hướng đời người sẽ ngày càng đi chệch đường ray vốn có, đưa chúng ta tới những ngã rẽ không thể lường trước được.
Chính vì thế, một người khôn ngoan sẽ không bao giờ bỏ qua 2 điều cơ bản sau đây:
01. Hãy làm những điều nên làm dù không thích
Con người là một động vật rất mâu thuẫn, vừa theo đuổi sự ổn định, vừa mong cầu khát vọng đổi thay. Khi không có áp lực, chúng ta rất dễ trở nên lười biếng, chần chừ và sinh ra tâm lý “được chăng hay chớ”. Ngược lại, khi có áp lực và sức ép nhất định, tiềm năng được kích thích mới tạo ra sức bật để thay đổi vượt bậc.
Do đó, chìa khóa đầu tiên để xây dựng kỷ luật cho cuộc sống chính là: Hãy làm những việc có lợi cho bản thân, hướng tới mục tiêu mài giũa năng lực, điều hòa tâm tính dù có yêu thích hay không.
Tự đặt ra mục tiêu và ép mình hoàn thành sẽ dễ dàng hơn so với thời điểm bị dòng đời xô đẩy và ép buộc rất nhiều. Khi tâm lý này đã trở thành thói quen, bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu hay bức bách khi phải đối mặt với những nghĩa vụ cần hoàn thành, mục tiêu cần phấn đấu. Kỷ luật tự giác này chi phối từng hành động.
Thời xưa, có một đại học sĩ tên là Từ Phổ, thông minh từ nhỏ, lại chăm chỉ đọc sách. Thuở thiếu thời, khi còn đi học, tiên sinh dạy học thường xuyên thấy cậu học trò này mở sách khác ra đọc, tưởng là những vật chơi bời thì cực kỳ tức giận. Sau đó, tiên sinh mới phát hiện ra, đây là cuốn vở dùng để ghi lại toàn bộ đúc kết xuất sắc trong mỗi giờ học, do chính Từ Phổ chép tay lại. Sự cần mẫn khiến thầy giáo hết lời khen ngợi.
Từ Phổ còn học theo cổ nhân trong phương pháp tự kiểm điểm hành vi và lời nói của mình mỗi ngày. Trên bàn, ông luôn đặt hai cái lọ, một lọ bên trái đựng đậu đen và một lọ bên phải đựng đậu nành.
Mỗi khi trong lòng sinh ra ý thiện, nói ra lời thiện, làm một việc thiện, ông sẽ đặt thêm một hạt đậu nành vào lọ bên phải. Ngược lại, nếu lòng có ý xấu, lời nói hay hành vi có khuyết điểm nào đó, ông sẽ đặt thêm một hạt đậu đen vào lọ bên trái.
Khi mới bắt đầu, số đậu đen tăng nhanh hơn đậu nành, ông không ngừng tự kiểm điểm bản thân, khích lệ chính mình cố gắng thay đổi. Sau này, dần dần hai lọ ngang bằng nhau, ông tự nhủ bản thân phải không ngừng cố gắng, càng nghiêm khắc hơn khi yêu cầu bản thân. Cứ thế, ngày này qua tháng khác, cùng với số đậu nành càng tích càng nhiều, số đậu đen không đáng là bao, Từ Phổ cũng dần hình thành hệ thống kỷ luật tự giác cho riêng mình, trở thành nhân vật đức cao vọng trọng, người đời kính ngưỡng.
Cá nhân vĩ đại của nhân loại là những người biết tập trung cao độ, với những nhát búa tạ chỉ nện vào một nơi đến khi đạt được mục đích cuối cùng. Các cá nhân thành công này là những người chỉ có một ý tưởng bao trùm, một mục tiêu không hề dao động, độc lập và kiên quyết.
Có đôi khi, những điều càng hữu ích thì lại càng khó khăn. Chúng ta càng cố gắng tự ép buộc bản thân thì càng có nhiều cơ hội để khai thác tiềm năng, bộc lộ tài năng và trí tuệ tiềm tàng của mình.
Ai mà không muốn chọn việc nhẹ nhàng và ổn định, nhưng chỉ có không ngừng nỗ lực, lặp đi lặp lại quá trình tự mài giũa, chúng ta mới có thể đãi cát ra vàng, mài sắt nên kim. Đừng chỉ chọn việc làm theo sở thích, mà hãy cân nhắc cả nhu cầu và ích lợi đằng sau, thành tựu bạn gặt hái được sẽ càng nhiều.
02. Đừng làm những điều bạn thích nhưng không nên
Jim Rohn từng nói: "Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu. Chúng ta sẽ phải lựa chọn giữa nỗi đau của sự kỷ luật hay nỗi đau của sự hối hận."
Stephen R. Covey cũng cho rằng: "Những người không có kỷ luật là nô lệ cho cảm xúc, dục vọng và đam mê."
Con người có thể trở thành sinh vật đứng top đầu trong chuỗi thức ăn của tự nhiên một phần là do học được cách tự kiểm soát dục vọng và ham muốn. Có sự tự giác, mới có kỷ luật. Có kỷ luật mới có thể kiểm soát bản thân, từ đó đạt được thành tựu.
Độ cao mà một người có thể đạt tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào độ cao mà họ tự yêu cầu chính mình. Chỉ có kỷ luật tự giác mới đem tới một cuộc đời cao cấp cho bản thân.
Có câu chuyện kể rằng, ngày xưa, có một vị quan thanh liêm trên đường đi tuần, ông bắt gặp cảnh tượng: Anh kiệu phu đi đôi giày mới đang cẩn thận, dè dặt chọn từng nơi sạch sẽ để đặt chân, chỉ sợ dính nước hay bụi làm bẩn giày của mình.
Thế nhưng, sau một lúc, khi đôi giày đã bị bắn bùn, vương bẩn đổi chỗ, anh kiệu phu không còn để ý như lúc đầu nữa mà rất bình thản bước đi, dù con đường lầy lội đến mấy.
Có thể thấy rằng, khi còn sạch sẽ, người ta sẽ cẩn thận giữ gìn. Nhưng một khi đã dính bẩn, tâm lý bất chấp tất cả sẽ xuất hiện, người ta nghĩ, “Đằng nào cũng bẩn rồi, bẩn thêm nữa cũng chẳng sao”.
Nhìn thấy vậy, vị quan nhận xét: “Một khi trượt chân sa lầy, làm gì còn đường mà quay lại? Đây có lẽ chính là đạo tu thân.”
Đó chính là lý do mà chúng ta cần có sự kỷ luật tự giác để vạch rõ giới hạn, cẩn thận giữ gìn bản thân luôn nằm trong phạm vi “sạch sẽ” lành mạnh. Đồng thời, ép bản thân tránh xa những điều “không sạch sẽ” có hại cho chính mình.
Chẳng hạn như, nếu bạn muốn duy trì một cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng hoàn mỹ thì nhất định phải nói lời tạm biệt với các loại đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
Nếu bạn muốn trở thành học sinh giỏi, đạt học bổng hàng năm, bạn không thể dành cả ngày lẫn đêm để vui chơi, giải trí.
Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp của riêng mình, bạn phải nghiên cứu lĩnh vực quan tâm trong thời gian rảnh rỗi, sẵn sàng từ chối những buổi xã giao vô bổ.
Chỉ khi nào làm được 2 điều trên, bạn mới thực sự đạt tới mức độ kỷ luật tự giác cao nhất, có cơ hội thành tựu chính bản thân.