Ở Nhật, bạn sẽ không bao giờ thấy thanh niên nhường ghế cho người già, nguyên nhân đằng sau đó là lối “tư duy kiểu Nhật” rất khác người Việt!
Hình ảnh những người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ không có ghế ngồi trên các phương tiện công cộng xuất hiện rất nhiều ở Nhật Bản, không phải vì họ không muốn nhường, lý do sâu xa hơn thế.
- 26-02-2017Con đường thành công cần trải qua 7 giai đoạn nhưng ít ai đủ kiên trì: Bạn đang ở nấc thang thứ mấy?
- 26-02-2017Chỉ với 2 đô la trong tài khoản, triệu phú tự lập đã tiết kiệm được 1 triệu USD sau 5 năm nhờ mẹo nhỏ này
- 25-02-201710 lần thất bại trước khi trở thành Tổng thống Mỹ: Không ai dạy bạn "bài học thành công chỉ đến với người không bỏ cuộc" hay hơn Abraham Lincoln
- 25-02-2017Hiệu ứng Barnum: Sếp nào cũng nên biết để kịp thời truyền lửa, giúp nhân viên tự tin hơn mà cống hiến hết mình cho công ty
Mỗi khi nhắc tới Nhật Bản, chúng ta thường nghĩ tới đức tính kỉ luật cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp của người dân xứ sở Mặt Trời. Nhật Bản ngoài ra còn được biết tới là một quốc gia với lượng người cao tuổi đông đảo.
Cứ ngỡ rằng một quốc gia kỉ luật như Nhật Bản với người cao tuổi đông đảo, những chuyến tàu điện hay xe buýt hoặc bất kì phương tiện công cộng nào, người già sẽ được ưu tiên. Mặc dù vậy, điều này không chính xác khi trên các phương tiện công cộng, có những người già không được nhường ghế, ghế ngồi lấp đầy bởi giới trẻ, trẻ nhỏ cũng chẳng được ưu tiên.
Vì sao một quốc gia lịch thiệp như Nhật Bản lại có hành động này?
Hình ảnh về một chuyến tàu tại Nhật Bản.
Ở rất nhiều quốc gia, tỏ lòng thành kính với người lớn tuổi hay nhường nhịn trẻ em là thứ được người ta đề cao, nó cho thấy đức tính đẹp của người dân. Những quốc gia nào người dân càng kính trọng người già, quan tâm tới trẻ nhỏ, quốc gia đó càng được đánh giá cao.
Nhật Bản lại là câu chuyện khác khi họ đưa sự lịch thiệp lên tầm cao mới.
Hình ảnh nhường chỗ cho người già, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ hoặc người khuyết tật xuất hiện rất nhiều ở Nhật Bản.
Thực tế là người lớn tuổi ở Nhật Bản có suy nghĩ rất mở rộng, thân thiện với mọi người. Khi được hỏi vì sao trên các phương tiện công cộng, người lớn tuổi không có chỗ ngồi, một phụ nữ già tại Nhật Bản cho rằng: "Có phải vì chúng tôi già nên mới cần có được sự trợ giúp, ưu tiên từ người khác? Điều này chẳng khác nào người kia nói vào mặt tôi rằng: Bà già lắm rồi à?".
Người phụ nữ nhẹ nhàng cho biết thêm, đối với nhiều người khác, việc được trao hay nhường một thứ gì đó khá kì cục. Bà từng ngỏ lời nhường chỗ cho một phụ nữ có thai và còn bế theo cả con nhỏ, thế nhưng người kia chỉ cười, cám ơn nhưng từ chối lấy chiếc ghế đó. "Mặc cho tôi thuyết phục như thế nào, chiếc ghế đó vẫn chẳng có ai ngồi, tôi đành ngồi lại vào đó chứ biết làm sao?".
Còn đối với những người trẻ tuổi ở Nhật Bản, họ cũng có cái nhìn rất cởi mở về vấn đề này. Một chàng trai trẻ tại Nhật cho rằng: "Kể cả khi bạn có tấm lòng nhường ghế cho người khác, nó không có nghĩa là người kia phải chấp nhận tấm lòng đó, họ hoàn toàn có thể từ chối". Lý do đa phần tới từ người nhận khi họ lo lắng rằng bạn sẽ cảm thấy bất tiện hoặc gặp rắc rối nếu nhường ghế cho họ.
Không những nghĩ cho bản thân, ở nhiều quốc gia khác, người được nhường sẽ nhanh chóng lấy ghế mà chẳng hề suy nghĩ gì. Thế nhưng, người Nhật suy nghĩ sâu xa hơn vì họ sẵn sàng hi sinh quyền lợi của mình để không làm ảnh hưởng tới người đối diện.
Chàng trai trẻ tuổi phía trên cũng cho rằng vì Nhật Bản có quá nhiều người lớn tuổi nên cái nhìn về người lớn tuổi không còn quá xa lạ như các quốc gia khác. Chính vì lý do đó mà suy nghĩ "nhường, giúp" của giới trẻ Nhật Bản không mấy hào hứng, nhiệt tình như số còn lại.
Hình ảnh một em bé không được nhường ghế khi đi phương tiện công cộng. (Ảnh: Nguyễn Ngọc Diệp)
Nếu muốn nhường ghế cho người già hoặc trẻ nhỏ ở Nhật Bản và tỷ lệ họ nhận ghế cao hơn, đừng nói gì cả, đơn giản là đứng lên, vờ như mình xuống bến tiếp theo hoặc đi sang toa khác (nếu dùng tàu). Chiếc ghế trống kia có thể sẽ được lấy.
Theo Trí Thức Trẻ