MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông cụ Trung Quốc chống gậy đến ủy ban muốn nhận 38 tỷ đồng, cán bộ thấy “giấy nợ” lập tức mở cuộc điều tra: Sự thật khiến nhiều người bất ngờ

11-03-2024 - 15:51 PM | Sống

Sự thật sau tờ giấy nợ 11 triệu NDT của ông cụ Trung Quốc khiến nhiều người vô cùng bất ngờ.

Vào những năm 1980, một lão nông nghèo ở Shanxi cầm tờ giấy nợ đã nhàu nát và ố vàng, chống gậy đến gặp chính quyền địa phương. Cán bộ thấy ông cụ râu tóc bạc phơ thì ân cần đón tiếp, thăm hỏi. Tuy nhiên khi thấy nội dung của tờ giấy nợ, họ lại tỏ vẻ khá hoài nghi.

Theo đó, số tiền nợ ghi trong tờ giấy nhàu nát kia lên tới 11 triệu NDT (gần 38 tỷ đồng), thời gian cho vay là gần 1 thế kỷ trước. Thấy số tiền lớn như vậy, những cán bộ không giấu được sự  tò mò về gia thế của ông cụ này, thậm chí trong 1 giây, họ đã thoáng nghĩ đến khả năng ông cụ này là lừa đảo. Tuy nhiên, nhìn lão nông ăn mặc giản dị, vẻ mặt chân thành, họ đã gạt bỏ ý nghĩ đó của mình và quyết tâm làm rõ sự việc.

Cứ thế, các cán bộ Trung Quốc đã hỏi chi tiết những thông tin liên quan đến khoản nợ, rồi bảo ông về nhà và chờ đợi. Sau đó, họ đã cùng phía cảnh sát địa phương hỗ trợ tìm kiếm văn bản thẩm định chữ viết và tài liệu lịch sử có liên quan đến mốc thời gian ghi trong giấy nợ. Sau khi tìm hiểu và điều tra cẩn thận, sự thật cuối cùng cũng được phơi bày.

Nguồn cơn của sự việc này bắt đầu từ thế kỷ trước. Ông lão trong câu chuyện là Quách Kiến Anh, con cháu nhiều đời của gia tộc họ Quách - một gia tộc thịnh vượng trong quá khứ. Thời bấy giờ, khi đất nước gặp biến cố, xã hội chịu biến động, ông nội của ông Quách đã chủ động bán phần lớn của cải trong nhà để giúp chính quyền và người dân trong vùng ứng phó với tình hình khó khăn trước mắt.

Chính quyền địa phương ghi nhận tấm lòng to lớn của ông, nhưng cũng tuân thủ kỷ luật nghiêm minh, không muốn lấy không cả gia tài của nhà họ Quách nên đã viết giấy nợ để làm bằng chứng. Điều này có nghĩa là, khi khó khăn đi qua, gia đình họ Quách có thể dùng tờ giấy này để lấy lại số tiền của mình. Cứ thế, ông nội của ông Quách luôn giữ tờ giấy kia bên mình.

Ông cụ Trung Quốc chống gậy đến ủy ban muốn nhận 38 tỷ đồng, cán bộ thấy “giấy nợ” lập tức mở cuộc điều tra: Sự thật khiến nhiều người bất ngờ- Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Sohu

Sau khi cho mượn phần lớn tài sản, cộng thêm thời thế và xã hội thay đổi theo thời gian, nhà họ Quách suy tàn. Đến đời cha ông Quách, gia đình chỉ có thể dựa vào nghề làm ruộng để kiếm sống. Trong một lần dọn dẹp nhà cửa, cha của ông Quách đã tìm lại được tờ giấy nợ trên. Mãi đến lúc sắp qua đời, cha của ông mới kể lại chuyện năm xưa và tiết lộ nơi cất giữ tờ giấy.

Sau khi lo liệu xong hậu sự cho cha, ông Quách Kiến Anh không quên chuyện này. Tuy nhiên bản thân ông vẫn cảm thấy mình có đủ sức để nuôi sống gia đình nên không dùng tới tờ giấy nợ đó. Mãi đến những năm 1980, khi tuổi đã cao, sức đã yếu, ông Quách mới tìm đến và quyết định công khai chuyện này.

Theo suy nghĩ của ông Quách, nếu đúng như những gì cha nói, ông hy vọng cống hiến năm xưa của gia đình sẽ được chính quyền công nhận. Đồng thời, số tiền được ghi trên đó có thể sẽ giúp gia đình ông thoát khỏi tình cảnh khó khăn, giúp con cái ông có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy nên khi tìm thấy giấy nợ, ông cụ đã đến ủy ban để hỏi về chuyện cũ.

Sau quá trình xác thực tờ giấy nợ của ông Quách và biết được câu chuyện đằng sau nó, chính quyền địa phương đã vô cùng xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của gia tộc họ Quách năm xưa. Họ cũng cho rằng đó là thời điểm thích hợp để hoàn trả số tiền đã mượn của gia đình này.

Ông cụ Trung Quốc chống gậy đến ủy ban muốn nhận 38 tỷ đồng, cán bộ thấy “giấy nợ” lập tức mở cuộc điều tra: Sự thật khiến nhiều người bất ngờ- Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Sohu

Sau khi quy đổi tỷ giá tiền tệ và mức chênh lệch lạm phát ở 2 thời điểm khác nhau, ông Quách đã nhận lại khoảng 80.000 NDT (hơn 274 triệu đồng). Đồng thời, chính phủ cũng đã gửi một lá thư cảm ơn tới gia đình ông và đề nghị giúp đỡ gia đình giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.

Sau khi nhận được tiền và thư cảm ơn, Quách Kiến Anh đã rơi nước mắt vì xúc động. Ông cụ cũng không quên gửi lời cảm ơn tới chính quyền. Có thể thấy, ý nghĩa đằng sau đó vượt xa những gì có thể đong đếm bằng tiền. Những điều đó là vô giá và là truyền thống tốt đẹp cần được lan tỏa, lưu giữ và tiếp nối đến những thế hệ sau.

(Theo Sohu)

Ánh Lê

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên