Ông Nguyễn Duy Hưng: Chúng tôi có quỹ đầu tư 100 tỷ đồng cho Startup Việt, nhưng cả năm nay không có chốn giải ngân
"Tuổi trẻ Việt Nam được đào tạo theo kiểu nghiên cứu để làm được ra sản phẩm, nhưng thường không gắn với thị trường".
- 03-06-2016Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: "Các startup sẽ góp phần đưa Việt Nam thay đổi vị thế"
- 23-05-2016Tin mừng cho Startup Việt: Chính phủ vừa thông qua đề án hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp với hàng loạt ưu đãi
- 21-05-2016Startup Việt Nam sắp đứng trên bệ phóng khởi nghiệp
Nhận định về giới Startup , ông trùm chứng khoán Việt Nam Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cho biết: Trong hàng triệu triệu Startup, sẽ chỉ có 1 – 2 Startup có thể phát triển thành công ty toàn cầu. 1-2% còn lại có thể phát triển vài chục năm. Còn phần lớn là chết yểu.
Đầu tư Startup là rủi ro. Và ở các quốc gia khởi nghiệp , Nhà nước sẽ gánh phần lớn rủi ro cho các doanh nghiệp Startup.
SSI cũng đang có một quỹ cho Startup trong lĩnh vực nông nghiệp , với CTCP Tập đoàn PAN (nơi ông Hưng cũng giữ chức Chủ tịch HĐQT) làm “bà đỡ”. Quỹ này sẵn sàng rót vốn và đồng hành cùng các Startup, có thể bao tiêu sản phẩm hoặc hợp nhất nếu đối tác muốn bàn giao.
“Nói thì dễ, chúng tôi đã rót vào quỹ này 100 tỷ đồng. Nhưng hơn 1 năm vẫn chưa giải ngân được đồng nào. Lĩnh vực lấy PAN làm “bà đỡ” là lĩnh vực tạo ra của cải vật chất, dễ cân đong đo đếm. Còn các lĩnh vực khác như IT sẽ khó cân đong đo đếm và dễ phiêu lưu”, ông Hưng chia sẻ.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về lý do chưa giải ngân được quỹ Startup này, ông Hưng trần tình: Tiêu chí để 2 bên ngồi lại với nhau chưa tương thích.
Với SSI, để sẵn sàng chi tiền đầu tư, họ luôn tính khả thi của những dự án. Và người làm được, triển khai ý tưởng phù hợp nhất chính là người nghĩ ra ý tưởng đó đó.
“Nhưng khi chúng tôi tham gia thì hoặc là ý tưởng không khả thi, hoặc người làm Startup nhìn thị trường theo kiểu phiến diện. Tuổi trẻ Việt Nam được đào tạo theo kiểu nghiên cứu để làm được ra sản phẩm, nhưng thường không gắn với thị trường”.
“Giờ người ta đang tung hô một ông sản xuất được máy bay, nhưng ai dám bay máy bay đấy. Đấy mới là cái đáng nói, chứ không phải vấn đề làm được hay không làm được”, ông Hưng lý giải.
Khi bạn sản xuất hàng hóa thì ai là người chấp nhận sản phẩm của bạn? Khách hàng mục tiêu là những ai? Quy mô khách hàng là bao nhiêu? Đây là cả câu chuyện rất lớn.
“Chỉ khi đồng nhất về nội dung mới tiến tới định giá và tiến hành funding. Vì vậy, cho đến nay, quỹ này vẫn chưa giải ngân được đồng nào”, ông Hưng nói.
Trí thức trẻ/CafeBiz