MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông Tập không còn giới hạn nhiệm kỳ, kinh tế Trung Quốc sẽ ra sao?

13-03-2018 - 09:07 AM | Tài chính quốc tế

Nhận xét về sự kiện này, một số chuyên gia cho rằng việc loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ của ông Tập có thể giúp ông tăng cường nỗ lực, kiên quyết giải quyết các vấn đề của nền kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt.

Ngày 11/3, gần 3.000 nhà lập pháp Trung Quốc đã bỏ phiếu với tỷ lệ đồng thuận lên tới gần 100% để thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp của quốc gia này, bao gồm xóa bỏ giới hạn số lượng nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó chủ tịch nước. Điều đó có nghĩa là ông Tập Cận Bình có thể nắm quyền Chủ tịch nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa đến trọn đời. 

Triển vọng tích cực

Nhận xét về sự kiện này, một số chuyên gia cho rằng việc loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ của ông Tập có thể giúp ông tăng cường nỗ lực, kiên quyết giải quyết các vấn đề của nền kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt, dẫn đến một sự liên tục trong chính sách đem đến những tác động tích cực cho nền kinh tế.

"Tôi nghĩ rằng đây có thể là một hướng cải cách tích cực, khi để cho ông Tập có nhiều thời gian hơn", Aidan Yao - chuyên gia kinh tế tại Axa Investment Managers Hong Kong nhận định.

Ông Tập sẽ có một nền tảng vững chắc hơn trong việc phản ứng lại với những động thái thương mại ngày càng gay gắt của chính quyền ông Trump đối với Trung Quốc, cũng chính là nguyên nhân gây ra những lo lắng về một cuộc chiến tranh thương mại gần đây.

Rob Carnell - chuyên gia kinh tế tại ngân hàng đầu tư ING Singapore nhận định: "Vai trò quyền lực của ông Tập sẽ tăng cường khả năng hoàn thiện của Trung Quốc".

Điều đó có thể bao gồm việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận nhiều hơn vào thị trường tài chính Trung Quốc, đơn giản hóa hoạt động kinh doanh đồng tệ và giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu.

So sánh với một số nhà lãnh đạo châu Âu sở hữu "liên minh yếu ớt", vị thế của ông Tập hiện nay có thể dễ dàng làm được những điều đó, Rob Carnell nhận định.

Nỗi lo nợ công

Tuy nhiên, bên cạnh các triển vọng tích cực được đưa ra, một số chuyên gia kinh tế cho rằng kinh tế Trung Quốc vẫn còn đứng trước nhiều thách thức. 

Tổng nợ công của Trung Quốc tăng nhanh kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, đến khoảng giữa năm ngoái đã chính thức gấp 2,5 lần tổng giá trị toàn bộ nền kinh tế, theo BIS. 

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro hệ thống tài chính đã được ông Tập và các quan chức cấp cao khác đưa ra. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Trung Quốc vẫn chưa thực hiện các bước đi cụ thể để cắt giảm nợ - nguyên nhân có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế nếu không được kiềm chế đúng đắn. 

Năm ngoái, hai cơ quan đánh giá xếp hạng lớn nhất thế giới là Moody's và S&P đã cùng hạ mức xếp hạng tín dụng và cảnh báo về tình hình nợ công của Trung Quốc. 

Alex Wolf - nhà kinh tế học tại Aberdeen Standard Investments Hong Kong cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ ngày càng khó tăng trưởng hơn khi mà dân số đang già đi và người lao động đang co lại. 

Trung Quốc đã không đủ sức để thúc đẩy sáng tạo và bảo vệ tài sản trí tuệ, trong khi vẫn "hăm hở" đầu tư trực tiếp vào những nơi sai lầm và miễn cưỡng nắm lấy các thị trường tự do, Alex Wolf nhận định. 


Anh Sa

CNN Money

Trở lên trên