Ông Trầm Bê đã ủy quyền tài sản nào cho Ngân hàng Nhà nước?
Ngân hàng Nhà nước có nghĩa vụ thực hiện trong phạm vi của nội dung được ủy quyền. Còn ông Trầm Bê chịu trách nhiệm khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nghĩa vụ đó.
- 02-08-2017Những ai liên quan đến “đại gia” Trầm Bê đã bị bắt?
- 02-08-2017Infographic: Hành trình xộ khám của đại gia Trầm Bê
- 01-08-2017Cùng với ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang còn có 14 người khác bị bắt tạm giam
Sáng 2-8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, cho biết mọi hoạt động tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) vẫn diễn ra bình thường.
Ông Trầm Bê khi còn là thành viên Hội đồng quản trị Sacombank
"Sau khi ông Trầm Bê, nguyên thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương tín bị bắt, Ngân hàng Nhà nước đã cắt cử cán bộ theo dõi mọi diễn biến tại Sacombank và sẽ thông tin cho báo giới biết các hoạt động mới nhất tại ngân hàng này. Riêng ngày 1-8, Sacombank huy động vốn được 260 tỉ đồng" - ông Minh nói.
Theo Sacombank, ông Trầm Bê không còn đảm nhiệm bất kỳ chức vụ quản trị - điều hành tại Sacombank từ ngày 23-2.
Trước đó, giữa tháng 8-2015 - thời điểm này ông Trầm Bê là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank đã tự nguyện cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho Ngân hàng Nhà nước toàn bộ số cổ phiếu mà ông và người có liên quan nắm giữ của Ngân hàng Phương Nam, Sacocombank và số cổ phiếu Sacombank sau khi NH này hoàn tất sáp nhập Ngân hàng Phương Nam.
Theo Luật sư Bùi Quang Tín (Đoàn Luật sư TPHCM), Ngân hàng Nhà nước là bên nhận ủy quyền từ ông Trầm Bê. Do đó, Ngân hàng Nhà nước có nghĩa vụ thực hiện trong phạm vi của nội dung được ủy quyền. Còn ông Trầm Bê là người ủy quyền chịu trách nhiệm khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nghĩa vụ thuộc phạm vi ủy quyền
Ngoài ra, ông Trầm Bê cũng cam kết trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của Sacombank, nếu giá trị tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ nợ không đủ sẽ bổ sung thêm các tài sản khác thuộc sở hữu của ông.
Tháng 10-2015, Sacombank chính thức sáp nhập Ngân hàng Phương Nam. Tại lễ sáp nhập, một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đánh giá Sacombank nhận sáp nhập Ngân hàng Phương Nam là một hôn nhân danh giá nhưng không ít tai tiếng.
Vài tháng tiếp theo, Sacombank hoàn tất việc hoán đổi cổ phiếu Ngân hàng Phương Nam thành cổ phiếu Sacombank. Tại thời điểm này, ông Trầm Bê và người có liên quan nắm giữ khoảng 50% cổ phiếu Sacombank, tương đương 9.000 tỉ đồng (tính theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu).
Như thế, Ngân hàng Nhà nước là tổ chức đại diện cho toàn bộ số cổ phiếu của ông Trầm Bê tại Sacombank. Theo quy định, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện quyền cổ đông đối với toàn bộ số cổ phiếu thuộc sở hữu của ông Trầm Bê và những người có liên quan, có thể cử người tham gia quản trị, điều hành, đảm bảo Sacombank hoạt động an toàn.
Người lao động