Ông trùm giàu có nhất nhì bến Thượng Hải: Cậu bé nghèo không ngừng tìm cơ hội kinh doanh để đổi đời, trở thành tỷ phú nhờ "chỉ mua cổ phiếu giá rẻ"
Lưu Ích Khiêm không còn là cái tên xa lạ trong giới chứng khoán Trung Quốc, ông từng trải qua nhiều thăng trầm cuộc sống, thành công và thất bại vô số lần.
- 13-12-2022Quy tắc đầu tư của nhà đầu cơ chứng khoán vĩ đại nhất thế giới: Sau những chuyến tàu lượn siêu tốc, đứng yên mới là cách kiếm tiền hiệu quả nhất
- 12-12-2022"Cao thủ chứng khoán" Nhật Bản: Lãi đậm 2 tỷ yên sau 1 giao dịch, nhân tài khoản lên 11.000 lần sau 8 năm đầu tư, tiết lộ bí quyết "2 không" giúp thành công khiến nhiều người bất ngờ
- 11-12-2022‘Ông hoàng chứng khoán' tiết lộ cách xây dựng khối tài sản tỷ đô chỉ bằng một cụm từ
- 07-12-2022Huyền thoại chứng khoán Nhật Bản: Kinh doanh từ 14 tuổi, rồi thất bại trắng tay, nhờ khả năng phán đoán kiếm được 3 tỷ yên, thu được chiến lợi phẩm lớn nhất đời ở tuổi 82
- 05-12-2022André Kostolany - Nhà đầu tư “đa mưu túc trí” thế kỷ 20: 18 tuổi trở thành môi giới, 35 tuổi tự do tài chính, được mệnh danh là "Giáo sư của thị trường chứng khoán"
Gần đây, thông tin về Lưu Ích Khiêm thu về thêm 500 triệu NDT đã thu hút nhiều sự chú ý của giới tài chính cũng như truyền thông. Tuy nhiên, Lưu Ích Khiêm lại không cảm thấy quá hào hứng với việc khối tài sản gia tăng, ông đã ở trong giới tài chính hàng chục năm, đã quen với phương thức kiếm tiền này từ lâu.
Về phương diện đầu tư, Lưu Ích Khiêm có phương pháp cụ thể của riêng mình, theo ông quan điểm “chỉ mua cổ phiếu giá rẻ”.
Bên cạnh đó, ông có sở thích sưu tầm tác phẩm nghệ thuật, khác với đầu tư chứng khoán, ông cho rằng “chỉ mua tác phẩm nghệ thuật đắt tiền”, ông từng bỏ ra 280 triệu chỉ để mua một tách trà nhỏ uống trà.
Người có chí lớn từ nhỏ, không ngừng tìm kiếm cơ hội kinh doanh đổi đời
Lưu Ích Khiêm xuất thân trong một gia đình nghèo khó, là em út trong gia đình nên tính cách của ông vô cùng nghịch ngợm, không yêu thích học hành như những anh trai. Tuy nhiên, từ nhỏ ông đã người có chí lớn, ông luôn mong muốn giúp gia đình dọn khỏi ngôi nhà cũ kĩ.
Chưa học xong trung học, ông đã đến nhà xưởng đồ da của người cậu làm việc, ngoại trừ không thích học hành, ông rất kiên nhẫn khi làm những món đồ thủ công và nhanh chóng học được tay nghề làm túi da của cậu mình. Nhưng một chiếc túi da chỉ kiếm được hơn 1 NDT, ngày nào ông cũng làm bằng tay, ngón tay đã mòn mỏi và biến dạng.
(Lưu Ích Khiêm cùng vợ)
Sau đó, ông quyết định tự mình ra ngoài tìm kiếm khách hàng, kết quả có thể kiếm được hơn 100 NDT mỗi ngày. Nhưng vài năm sau, ông nhận thấy công việc kinh doanh đồ da có dấu hiệu sa sút, nên ông chuyển qua kinh doanh cửa hàng bách hóa chuyên bán các nhu yếu phẩm hằng ngày.
Trong một lần xuống phía Nam nhập hàng ông phát hiện ra một cơ hội kinh doanh mới, bởi vì mỗi lần như thế đều phải đi bằng xe lửa mất 30 giờ đồng hồ, mỗi lần ra khỏi trạm xe lửa đều rất khó bắt được xe taxi.
Để kiếm được một khoản tiền trong ngành này, Lưu Ích Khiêm đã chi 600 NDT, một con số không hề nhỏ để thi bằng lái xe. Dịch vụ taxi của ông rất đắt khách chỉ vài ba tháng đã kiếm lại được số tiền thi bằng lái. Đồng thời cũng giúp ông quen biết được nhiều ông chủ và cũng bắt đầu bén duyên với chứng khoán.
“Ông hoàng cổ phiếu” nghiêm túc với từng bước đi trong cuộc sống
Ông kiếm được 200.000 NDT nhờ đầu cơ trái phiếu kho bạc. Do thị trường lúc bấy giờ các ngân hàng đều áp dụng chính sách giảm giá, người mua có thể kiếm được 40% thu nhập.
Lưu Ích Khiêm nhanh chóng nhận thấy lợi nhuận, bắt đầu mạnh dạn đầu tư. Dựa vào năng lực phát hiện cơ hội nhạy bén, ông mua 100 cổ phiếu đầu tiên trong đời với giá 100 NDT/cổ phiếu. Kết quả là vào năm sau, giá cổ phiếu tăng lên gấp trăm lần, ông bán nó với giá 10.000 NDT mỗi cổ phiếu, thu về gần 1 triệu NDT.
Mặc dù kiếm được bộn tiền nhờ đầu tư cổ phiếu, nhưng ông không vội mua cổ phiếu của các công ty khác mà tập trung vào “giấy chứng nhận đăng ký mua cổ phiếu” vừa mới xuất hiện.
Những năm 90 thế kỷ trước, nguồn cung cổ phiếu khan hiếm, vì vậy ngân hàng đã nghĩ ra phương pháp lấy giấy chứng nhận đăng ký thông qua bốc thăm, sau đó mới được mua cổ phiếu. Ông không chỉ muốn kiếm tiền từ các nhà đầu tư chứng khoán mà còn kiếm tiền từ những người đầu cơ bán chứng chỉ đăng ký. Khi đó, ông tính toán tỷ lệ trúng khoảng 10%, xác suất cứ 100 phiếu thì có 10 người trúng.
Giá vốn của 100 phiếu chứng chỉ đăng ký sẽ là 3.000 NDT, trước hôm bốc thăm một ngày ông mua lại chứng chỉ đăng ký với giá cao 200 NDT/ phiếu. Mà một phiếu khi bán ra được đẩy lên tới 30.000 NDT, tức là ông chỉ cần bỏ ra 200.000 NDT để mua 1.000 phiếu, thì sẽ thu được lợi nhuận 3 triệu NDT.
Dựa vào việc bán lại chứng chỉ đăng ký, Lưu Ích Khiêm đã tích lũy được số tài sản ròng trị giá hàng chục triệu NDT, điều này đã đánh dấu bước ngoặt ngoạn mục trong đời ông.
Tuy nhiên, không lâu sau Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc đã bãi bỏ chế độ chứng chỉ đăng ký vào năm 1994, chứng chỉ đăng ký trong tay ông trở nên không có giá trị, thua lỗ hơn 90% số tiền đầu tư.
Ông cũng rút ra được một bài học từ thất bại lần này, kể từ đó, ông cực kỳ thận trọng trong việc đầu tư, dựa vào sự nhạy cảm với rủi ro của mình để thoát khỏi thảm họa. Lăn xả trong thị trường tài chính trong nhiều năm, Lưu Ích Khiêm đã trải qua nhiều thành công và thất bại, ông được đánh giá là một chuyên gia đầu tư giàu kinh nghiệm.
Sau đó, ông phát hiện ra rằng cổ phiếu nhà nước và cổ phiếu pháp nhân chưa được lưu hành trên thị trường, và nhận thấy hai loại cổ phiếu này có giá trị khác nhau. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân không thể tham gia vào hai lĩnh vực này, nên ông đã thành lập công ty riêng.
Khoảng hơn một năm sau, ông trở thành cổ đông của một số công ty niêm yết, ông mua gần 20% cổ phần của một doanh nghiệp dược phẩm thuộc sở hữu nhà nước với giá 140 triệu NDT, trở thành cổ đông đầu tiên của công ty.
Vào tháng 3 năm 2022, Lưu Ích Khiêm lọt vào danh sách “Người giàu toàn cầu của Hurun năm 2022” với khối tài sản 41,5 tỷ NDT. Đồng thời, tháng 5 năm nay, ông cũng thu về 500 triệu NDT nhờ 100 triệu NDT đầu tư vào công ty công nghệ năm 2016.
Tuy nhiên, những công ty ông đang bỏ vốn đầu tư, có ba trong số đó đang trong xu hướng giảm mạnh. Nhưng đầu tư chính là sự rủi ro và sự giàu có cùng tồn tại song song, sẽ có những thời khắc thăng trầm khó đoán.
Lưu Ích Khiêm bày tỏ rằng: “Bạn nên nghiêm túc với từng bước đi trong cuộc sống, đừng quan tâm đến tỷ lệ. Nếu bạn làm sai, cho dù tỷ lệ nhỏ đến đâu, đó cũng là sai, bạn không cần thiết đắn đo.”
Nhịp sống thị trường