MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người 'hào phóng' 4 phương diện này sẽ nghèo muôn kiếp, không muốn ngày càng 'kiệt quệ' thì phải sớm thay đổi

26-07-2022 - 16:49 PM | Sống

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người 'hào phóng' 4 phương diện này sẽ nghèo muôn kiếp, không muốn ngày càng 'kiệt quệ' thì phải sớm thay đổi

Điều đáng sợ nhất trên thế giới không phải là những người giỏi hơn bạn, mà là những người đã giỏi hơn bạn lại còn làm việc chăm chỉ hơn bạn. Đây là điều mà tất cả chúng ta đều nên suy ngẫm.

Inamori Kazuo là tỷ phú nổi tiếng người Nhật Bản, là huyền thoại của giới thương nghiệp và được xưng tụng là một trong "4 nhà quản lý kiệt xuất" xứ sở mặt trời mọc.

Vậy, Inamori Kazuo tài giỏi như thế nào?

Năm 27 tuổi, Inamori Kazuo thành lập Tập đoàn Kyocera. Chỉ trong 10 năm dưới sự quản lý tài ba của ông, từ một xưởng nhỏ, Kyocera trở thành một trong 500 công ty hàng đầu thế giới.

Ở tuổi 52, Inamori Kazuo lấn sân sang lĩnh vực công nghệ cao còn khá mới mẻ với bản thân. Công ty viễn thông thứ hai cũng nằm trong top 500 công ty hàng đầu thế giới.

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người hào phóng 4 phương diện này sẽ nghèo muôn kiếp, không muốn ngày càng kiệt quệ thì phải sớm thay đổi - Ảnh 1.

Tuy nhiên, lúc gần như đã đạt được đến đỉnh cao nhân sinh, Inamori Kazuo quyết định đi tu. Ông bỏ lại mọi thứ, trở về cuộc sống lặng lẽ đời thường, ngày ngày tay gõ mõ, chân đi dép rơm. Sau đó ông được Thủ tướng Nhật Bản mời về để cứu hãng hàng không Nhật Bản JAL khỏi bờ vực sụp đổ. Chỉ 424 ngày sau khi Inamori tiếp quản công việc, tình hình JAL bắt đầu khởi sắc, chuyển từ lỗ thành lãi và quay trở lại hàng ngũ top 500 thế giới.

Có thế nói, những thiên tài kinh doanh như vậy trên thế giới không nhiều. Thành công đến với Inamori có phải chỉ đơn giản bằng tài năng thiên phú, môi trường phát triển rất tốt không?

Thực tế hoàn toàn khác. Inamori Kazuo không được sinh ra trong một gia đình giàu có. Ngày còn nhỏ, gia đình ông nghèo lại đông anh chị em cho nên cơm không đủ ăn, học hành cũng chẳng tới nơi tới chốn. Sau này lớn lên, cuộc sống Inamori Kazuo khá hơn trước nhưng vẫn không tránh khỏi được sự coi thường của những người xung quanh.

Có được thành tựu như ngày hôm nay, tất cả đều nhờ vào sự chăm chỉ và nỗ lực phi thường của bản thân ông. Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, ông đã có những cái nhìn sâu sắc về nhân sinh, về thành bại trong cuộc đời.

Ông nhận ra rằng những người nghèo khổ, thất bại trong đời đều rất lãng phí trên bốn phương diện này:

1. Thời gian

Người xưa có câu, thời gian là vàng là bạc. Những người xem thời gian là thứ vô dụng thì chắc chắn tương lai chẳng có gì trong tay. Họ thường cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, chán chường và luôn muốn tìm đến những thú vui nào đó để giết thời gian.

Ví dụ, họ ăn uống, vui chơi với bạn bè cả ngày, cày phim, nói chuyện phiếm không thiếu thứ gì. Về cơ bản đây toàn là những chuyện vô nghĩa, nhưng họ cho rằng mình đang tận hưởng cuộc sống, vui vẻ được hôm nào hay hôm ấy, mặc kệ ngày mai.

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người hào phóng 4 phương diện này sẽ nghèo muôn kiếp, không muốn ngày càng kiệt quệ thì phải sớm thay đổi - Ảnh 2.

Nghe thì có vẻ là một khoảng thời gian thư thái, nhưng thực tế là lãng phí vô cùng. Nếu như có thể sử dụng khoảng thời gian đó để đọc sách hay học thêm một kỹ năng mới, họ chắc chắn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, làm bàn đạp cho sự phát triển sau này.

Trong khi đó, người giàu lại có tư duy hoàn toàn trái ngược. Lý Gia Thành - người giàu nhất Châu Á, vô cùng quý trọng thời gian. Mỗi ngày ông thức dậy lúc 6 giờ sáng, tập thể dục một tiếng rưỡi sau đó mới bắt tay vào công việc. Buổi trưa buồn ngủ thì ông uống chút cà phê rồi lại tiếp tục với những kế hoạch của mình. Trước khi đi ngủ, ông nhất quyết phải đọc vài trang sách. Hiện nay, dù đã qua tuổi 90, nhưng ông vẫn duy trì lối sống như vậy, ngày ngày đều không hề lãng phí thời gian.

Điều đáng sợ nhất trên thế giới không phải là những người giỏi hơn bạn, mà là những người đã giỏi hơn bạn lại còn làm việc chăm chỉ hơn bạn. Đây là điều mà tất cả chúng ta đều nên suy ngẫm.

2. Lý tưởng

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người hào phóng 4 phương diện này sẽ nghèo muôn kiếp, không muốn ngày càng kiệt quệ thì phải sớm thay đổi - Ảnh 3.

Người có tương lai khốn khó thường hay "rộng lượng" trong tư tưởng. Họ thích nói nhiều, hầu hết là chuyện viển vông. Họ luôn bàn luận về những điều vượt quá khả năng và hiểu biết của bản thân, thể hiện mình quan tâm đến mọi thứ, cái gì cũng biết.

Thực tế, nếu chỉ nói không thì ai cũng có thể nói được, vấn đề là họ có làm được chuyện đó không. Đừng bao giờ so sánh bản thân mình với người khác, cũng đừng than thân trách phận. Cứ thay đổi bản thân mình trước theo hướng tốt đẹp sẽ thấy cuộc đời ngày một khác biệt. Ai cũng có thể hy vọng vào tương lai, nhưng cũng đừng bao giờ xa rời với thực tế.

3. Tiền bạc

Có một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống là khi càng nghèo thì người ta càng coi trọng thể diện. Vì sĩ diện, họ sẵn sàng chạy theo những thứ vượt quá khả năng tài chính của bản thân. Không có nhiều tiền nhưng luôn nghĩ mua cái gì cũng phải đắt nhất, đẹp nhất, làm gì cũng phải hoành tráng, linh đình.

Hiện tượng này được thể hiện rất rõ qua các khoản nợ tín dụng của giới trẻ hay các khoản vay trực tuyến phổ biến trong những năm gần đây. Họ thậm chí có thể đi vay tiền trả lãi để mua đồ hiệu và vẫn cảm thấy rất thoải mái. Họ không ngần ngại bán thân xác, thậm chí bán cả tương lai của mình để mua những chiếc túi, thỏi son hàng hiệu, thỏa mãn mong muốn nhưng kỳ thực lại đang tự đẩy bản thân và hoàn cảnh thê thảm hơn.

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người hào phóng 4 phương diện này sẽ nghèo muôn kiếp, không muốn ngày càng kiệt quệ thì phải sớm thay đổi - Ảnh 4.

Ngược lại, những người thực sự có thực lực không bao giờ quan tâm đến sĩ diện. Họ có thể nói chuyện thẳng thắn, chỉ rõ đúng sai và dám làm theo ý mình mặc dư luận chỉ trích.

4. Thỏa hiệp

Phần lớn chúng ta đều không thích những kẻ "gió chiều nào theo chiều đó", nhưng trong thực tế, người thường sẽ dễ đánh mất bản thân giữa việc thỏa hiệp và do dự. Những người này cũng hay chần chừ không dứt khoát.

Khi họ làm việc nào đó lại không thể kiên trì đến cùng, gặp phải khó khăn liền chùn chân. Chỉ vừa mới thất bại liền nghi ngờ sự lựa chọn ban đầu là đúng hay sai. Lấy cái khó và thất bại làm cái cớ, tìm đường lui cho mình. Làm sao một người như vậy có thể làm nên việc lớn?

Suy cho cùng, mỗi người thành công đều phải trải qua vô số gian khổ. Khi Inamori Kazuo thành lập nên Kyocena, người người đều coi thường, chỉ có chính ông vẫn luôn kiên định với lựa chọn của mình. Inamori Kazuo không cúi đầu thỏa hiệp hay từ bỏ. Ông từng bước đạp lên mọi gian khó và gièm pha để tiến lên phía trước, sau cùng ông mới có được thành công như thế.

Đường đến thành công không trải hoa nhưng ít nhất đó cũng là một con đường. Quản lý tốt bản thân, làm việc chăm chỉ, rồi sẽ có một ngày thành công sẽ đến.

(Theo min.news)

https://cafef.vn/ong-trum-kinh-doanh-nhat-ban-inamori-kazuo-nguoi-hao-phong-4-phuong-dien-nay-se-ngheo-muon-kiep-khong-muon-ngay-cang-kiet-que-thi-phai-som-thay-doi-20220726130823931.chn

Ánh Lê

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên