Ông Trump hé lộ những điểm đáng lo ngại của kinh tế Mỹ khi chùn tay đánh thuế Trung Quốc
Áp lực từ các doanh nghiệp cũng như những lo ngại về sự sụp đổ của kinh tế Mỹ đã khiến "Ngài thuế quan" phải suy nghĩ lại.
- 14-08-2019Tổng thống Trump dọa rút Mỹ khỏi WTO nếu 'buộc phải vậy'
- 14-08-2019Huawei đang làm mọi cách để lấy lòng chính quyền Trump
- 14-08-2019Vì sao ông Trump quyết định hoãn áp thuế hàng Trung Quốc?
- 13-08-2019WSJ: Tung đòn hợp lý, ông Trump khiến kinh tế Trung Quốc lâm nguy - Trung Quốc gặp hạn, Mỹ "gặp thời"?
- 13-08-2019Cuộc chiến kép của ông Trump nhằm "hạ gục" Trung Quốc: Hồi gay cấn còn ở phía trước
Tổng thống Mỹ cho biết một phần khoản thuế bổ sung đánh vào Trung Quốc sẽ được lùi đến tháng 12 thay vì có hiệu lực vào ngày 1/9 như tuyên bố trước đây. Các sản phẩm nằm trong diện đánh thuế lần này chủ yếu là đồ tiêu dùng, bao gồm cả đồ chơi và máy tính xách tay.
Quyết định hoãn đánh thuế đầy bất ngờ của ông Trump được xem là nút tạm dừng cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Nó cũng khiến thị trường chứng khoán hứng khởi sau khi sụt giảm bởi những lo ngại với nền kinh tế toàn cầu bị làm trầm trọng hơn vì cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ông Trump cho biết cuộc đàm phán gần nhất với Trung Quốc xoay quanh các vấn đề sản xuất và Bắc Kinh thực sự muốn thỏa thuận. Tuy nhiên, ông Trump luôn phủ nhận các biện pháp thuế quan của mình gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ cũng như người tiêu dùng. Ông chủ Nhà Trắng cho rằng Trung Quốc là bên phải chịu phí.
Tuy nhiên, thuế 10% nhằm vào một phần trong 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc được hoãn lại khi "Ngài thuế quan" lo ngại nó tác động đến hoạt động mua sắm dịp Giáng sinh.
Dựa vào số liệu hàng hóa nhập khẩu của năm trước, Bloomberg nhận thấy phần nhiều trong 300 tỷ USD hàng hóa này là quần áo, sản phẩm nông nghiệp, đồ dùng nhà bếp và giày dép vẫn nằm trong diện bị đánh thuế từ ngày 1/9. Chúng có tổng giá trị hơn 110 tỷ USD.
Tuy nhiên, những sản phẩm khác như điện thoại thông minh, máy tính xách tay và đồ chơi trẻ em, vốn có giá trị khoảng 160 tỷ USD, sẽ chỉ phải chịu thuế sau ngày 15/12. Gần 2 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu đã bị đưa khỏi diện đánh thuế, trong đó có kinh thánh và các thùng container phục vụ vận tải đường biển.
Jan Hatzius, chuyên gia kinh tế trưởng của Goldman Sachs, nhấn mạnh: "Sự trì hoãn phản ánh những gián đoạn trong thị trường tài chính những ngày qua có thể là nguyên nhân khiến Nhà Trắng chùn tay hơn".
Ngay lập tức, các thị trường chứng khoán đã hoan nghênh quyết định của Mỹ. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn bày tỏ sự thất vọng với những thay đổi đột ngột, khiến những chiến lược kinh doanh của họ hoàn toàn bị đảo ngược bởi chính sách thương mại của Tổng thống.
"Nó quá muộn và vẫn chưa đủ. Sự hỗn loạn trong chính sách và những quyết định bất thình lình của Washington khiến các doanh nghiệp ở Mỹ rất khó lập kế hoạch kinh doanh", Peter Bragdon, lãnh đạo cấp cao của Columbia Sportswear Co., cho biết.
Các sản phẩm của Columbia Sportswear, bao gồm giày dép, vẫn nằm trong diện bị đánh thuế 10% vào tháng tới. Mặc dù chỉ có 10-15% sản phẩm của Columbia Sportswear được sản xuất ở Trung Quốc nhưng việc sản xuất các loại dày dép đặc dụng không thấm nước của hãng rất khó để di chuyển nhà máy. Công ty cũng cảnh báo khách hàng sẵn sàng đối đầu với việc sản phẩm tăng giá.
Trong một số trường hợp, việc phân chia hàng hóa để đánh thuế sẽ khiến nhiều doanh nghiệp phân phối và bán lẻ gặp khó khăn. Apple cũng là nạn nhân. iPhone sẽ không bị đánh thuế cho đến giữa tháng 12 nhưng Airpods không dây bị đánh thuế ngay từ tháng 9. Dẫu vậy, nó cũng làm cổ phiếu Apple tăng 5,8% và Best Buy Co. đã tăng 11% vì khả năng thúc đẩy doanh số trong mùa lễ.
Thông thường, phải mất 4 tuần để hàng hóa được chuyển từ Trung Quốc tới Mỹ. Chính vị vậy, việc đánh thuế vào ngày 15/12 gần như không ảnh hưởng gì tới giá cả hàng hóa dịp Giáng sinh. David French, người phát ngôn của Liên đoàn bán lẻ Quốc gia Mỹ, cho biết, tổ chức này hài lòng với quyết định mới của Nhà Trắng dù vẫn tỏ ra thận trọng.