MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông Trump liên tục dọa đánh thuế, siêu dự án cơ sở hạ tầng 1.500 tỷ USD của Trung Quốc nghiễm nhiên hưởng lợi?

05-07-2018 - 15:18 PM | Tài chính quốc tế

Chính những đòi hỏi của Nhà Trắng về vấn đề thương mại có thể làm lợi cho "1 vành đai, 1 con đường", các nhà phân tích nhận định.

Trong khi Mỹ ngày càng đối đầu với Trung Quốc trên mặt trận thương mại và quay lưng lại với việc áp dụng thuế quan thấp hơn đã kéo dài hàng thập kỷ qua, giới phân tích lại đang được nhìn nhận Bắc Kinh được hưởng lợi lớn từ chương trình đầu tư trên phạm vi toàn cầu mà họ đang theo đuổi.

Sáng kiến "1 vành đai, 1 con đường" của Trung Quốc là một dự án cơ sở hạ tầng lớn bao phủ hơn 80 quốc gia, với tuyên bố tìm kiếm sự phục hồi của các tuyến đường thương mại lấy cảm hứng từ con đường tơ lụa lịch sử. Nomura ước tính dòng vốn đầu tư trong 10 năm tới có thể lên đến ít nhất là 1.500 tỷ USD.

Mục đích của siêu dự án là kết nối Trung Quốc với phần lớn các nước châu Á, châu Âu, Trung Đông và một phần châu Phi thông qua các dự án thúc đẩy thương mại lớn như đường sắt, đường cao tốc và cảng, giúp tăng khả năng tiếp cận toàn cầu của Trung Quốc.

Dự án đã gây ra nhiều hoài nghi từ các đối thủ của Bắc Kinh, nhưng chính những đòi hỏi của Nhà Trắng về vấn đề thương mại có thể làm lợi cho "1 vành đai, 1 con đường", các nhà phân tích nhận định.

Carlos Casanova, nhà kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại công ty bảo hiểm tín dụng thương mại Pháp Coface, cho biết có thể có sự gián đoạn chuỗi cung ứng nếu việc tiếp cận nền kinh tế lớn nhất thế giới bị suy giảm, do đó không loại trừ khả năng một số quốc gia tham gia vào dự án Vành đai và Đường bộ quay sang tăng cường giao thương với Trung Quốc, đồng nghĩa Trung Quốc có thể tiếp cận nhiều thị trường xuất khẩu hơn nữa.

Trung Quốc sẽ "ít phụ thuộc hơn vào Hoa Kỳ" nếu hoạt động thương mại được thúc đẩy nhờ sáng kiến "1 vành đai, 1 con đường", ông nói.

Fred Neumann, đồng trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC ở Hồng Kông, cũng cho biết sáng kiến Vành đai Con đường có thể có lợi cho Trung Quốc trong bối cảnh thương mại căng thẳng với Mỹ.

"Chủ đề xuyên suốt là kết nối để thúc đẩy quan hệ thương mại," Neumann nói về sáng kiến này. "Và trong phạm vi nào đó thì họ đang thành công trong việc xây dựng điều này, nó sẽ giúp bù đắp việc đà tăng trưởng hoặc kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chững lại".

Một kế hoạch minh bạch?

Chiến dịch "America First" của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm dấy lên nỗi lo sợ rằng đất nước này đang quay lưng lại với hệ thống thương mại toàn cầu mà nó từng xây dựng.

Và trong khi các nhà phê bình đã gọi dự án Vành đai Con đường là một nỗ lực quá mức nhằm tăng cường tầm ảnh hưởng về chính trị và kinh tế của Trung Quốc trong khu vực, thì Bắc Kinh vẫn cho rằng đây là dự án đem lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Phát biểu hồi tháng Tư, ông Tập Cận Bình phủ nhận dự án là "một mưu đồ của Trung Quốc", hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin. "Đó là một kế hoạch hoàn toàn minh bạch", ông Tập nói.

Mặc dù có những đảm bảo như vậy, không phải tất cả mọi thứ đều suôn sẻ.

Một vài dự án đã và đang hấp hối, chẳng hạn như một dự án cảng đầy nợ nần ở Sri Lanka. Và Malaysia đang đàm phán lại một thỏa thuận đường sắt sau khi sự trở lại nắm quyền của Thủ tướng Mahathir Mohamad, cho thấy những rủi ro chính trị mà Trung Quốc ngày càng phải đối mặt khi ảnh hưởng của nó tăng lên.

Và ngay cả khi Trung Quốc tăng cường cho dự án, đầu tư trực tiếp nước ngoài của nó đã giảm vào năm ngoái, lần đầu tiên kể từ năm 2009. Trên thực tế, đầu tư của Trung Quốc ở châu Á vẫn còn nhạt nhòa so với Nhật Bản.

Nhưng Trung Quốc có một lợi thế áp đảo trong khối lượng thương mại và cam kết của nước này đối với sáng kiến Vành đai Con đường chưa bao giờ lung lay.

Casanova nhận định, mặc dù có sự sụt giảm chung trong năm 2017, đầu tư của Trung Quốc vào các quốc gia nằm trong sáng kiến thực sự đang tăng lên.

Phạm Cường

CNBC

Trở lên trên