MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

PGS Trịnh Thị Ngọc: Mê ăn ngọt, thích uống cay cay người Việt đang tự làm hỏng lá gan sớm

28-01-2020 - 22:44 PM | Sống

Theo chuyên gia khuyến cáo đời sống đầy đủ hơn, thứ ăn sẵn nhiều khiến cho con người uống thiếu tiết chế. Đây cũng là lý do khiến cho các bệnh lý gan mật tăng do lối sống.

Thói quen hảo ngọt làm hại cho lá gan

Muốn lá gan khỏe con người phải phải học cách ăn uống khoa học và biết tiết chế. PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho hay, ăn uống gây ảnh hưởng trực tiếp tới lá gan. Khi ăn quá nhiều đạm, đồ rán gan không thể chuyển hóa gây ra triệu chứng đầy bụng khó tiêu.

Trong đó, đồ mỡ, chiên rán thường có chứa một lượng cholesterol cao. Nếu gan không thể chuyển hóa hết cholesterol sẽ tích trữ trong gan gây lên tình trạng gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ có 2 loại: gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu. Gan nhiễm mỡ không do rượu có chế độ ăn uống và thừa cân béo phì.

PGS. Ngọc cho biết ngày này thói quen ăn "hảo ngọt", thích ăn đồ ngọt, kẹo bánh cũng khiến cho lá gan của người Việt bị hỏng sớm. Các sản phẩm kẹo bánh có chứa glucose khi vào cơ thể sẽ tới gan. Tại gan glucose sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen.

 PGS Trịnh Thị Ngọc: Mê ăn ngọt, thích uống cay cay người Việt đang tự làm hỏng lá gan sớm  - Ảnh 1.

Ăn nhiều đồ ngọt gây hại cho gan.

Chức năng của glycogen là một nguồn phụ dự trữ năng lượng lâu dài, với nguồn dự trữ chính là chất béo nằm trong mô mỡ. Glycogen ở cơ chuyển hóa thành đường glucose bởi các tế bào cơ, và glycogen ở gan chuyển hóa thành glucose được sử dụng cho toàn bộ hệ thống cơ thể.

Trong quá trình giã hóa glycogen thành glucose đường trong máu luôn tăng cao và tạo thành gánh nặng cho gan.

Một lượng rượu nhỏ cũng đủ gây hại cho gan

Theo PGS.TS Ngọc, gan là cơ quan rất quan trọng của cơ thể được ví như là một nhà máy hóa chất. Gan bị ảnh hưởng của rất nhiều tác nhân từ virus, nhiễm trùng, nhiễm độc và tự miễn. Trong 4 tác nhân trên, thì nguyên nhân do con người tự hủy hoại lá gan của mình là do thói quen ăn uống thiếu tiết chế. Trong đó, đặc biệt là thói quen uống rượu bia.

Từ trước đến nay chúng ta vẫn uống rượu trong các dịp vui, gặp mặt đầu xuân năm mới. Mọi người đang lầm tưởng uống rượu để cho vui với một lượng ít thì không ảnh hưởng tới gan.

"Rượu dù uống lượng nhỏ cũng ảnh hưởng tới gan. Không phải ngẫu nhiên mà các nước phát triển như Châu Âu luôn cảnh báo về nguyên nhân viêm gan do rượu.

Ở Việt Nam đang xếp hàng đầu ở Đông Nam Á về sử dụng rượu bia. Rượu bia ảnh hưởng tới mọi cơ quan trong cơ thể, trong đó gan gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Khi rượu uống vào cơ thể 80-90% chuyển hóa tại gan, chỉ 10% chuyển hóa mồ hôi, da, hơi thở", PGS. Ngọc nói.

Tổn thương gan do rượu có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Viêm gan do rượu cấp tính có thể xuất hiện sốt, đau hạ sườn phải, mắt vàng và xét nghiệm men gan cao. Viêm gan do rượu men ăn rất đặc chủng, có bệnh nhân men gan tăng tới 3000-4000 đơn vị.

PGS Ngọc khuyến cáo, tổn thương gan do rượu gây hoại tử gan và khiến cho bệnh nhân có biểu hiện sốt (tổn thương cấp) và xơ gan, ung thư gan (tổn thương lâu dài). Những trường hợp bệnh nhân xơ gan và ung thư gan thì bác sĩ khó có thể điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.

Đối với trường hợp người đã bị viêm gan virus có thêm tác nhân rượu thì sẽ khiến cho lá gan tổn thường nhanh hơn. Đã có nghiên cứu người bị viêm gan virus thì sau 15-20 năm sẽ trở thành xơ gan. Nhưng nếu có bệnh lý nền có viêm gan virus B, C nếu uống thêm rượu thì chỉ sau 10 -15 năm năm có thể dẫn tới ung thư gan.

"Rượu uống mỗi ngày một chút theo thời gian có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Xơ gan còn bù, mắt vàng, mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải. Với xơ gan mất bù bệnh nhân phù, trướng, chức năng gan giảm, giãn tĩnh mạch thực quản nôn ra máu", PGS. Ngọc khuyến cáo.

Để có lá gan khỏe mạnh trong những ngày Tết, PGS. Ngọc lưu ý: "Tết là dịp bội thực về thức ăn vì vậy tôi vẫn thường khuyên các bệnh nhân cần lưu ý tới vần đề ăn hạn chế chất đạm và bổ sung thêm rau xanh, ăn hoa quả. Khi ăn quá nhiều đạm, đồ ăn nhiều dầu mỡ gan sẽ khó khăn trong việc chuyển".

Theo Ngọc Minh

Trí thức trẻ

Trở lên trên