MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Phao cứu sinh” cho ngành du lịch sau đại dịch Covid-19

09-06-2020 - 17:30 PM | Doanh nghiệp

Đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn đánh nặng nề lên ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, những tổn thương của thời kỳ dịch bệnh sẽ tạo nên những xu hướng mới làm thay đổi ngành kinh doanh du lịch, biến khó khăn thành cơ hội vàng để phục hồi.

Một vài năm trở lại đây, ngành du lịch Việt Nam luôn vinh dự nằm trong nhóm tăng trưởng mạnh nhất thế giới.Tuy nhiên, khi Covid-19 bùng phát, ngành du lịch rơi vào cảnh "ngủ đông".Thị trường du lịch trong nước và quốc tế gần như "đóng băng" hoàn toàn. Hàng loạt người lao động lâm vào cảnh thất nghiệp, phải chật vật mưu sinh. Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 4 tháng đầu năm, lĩnh vực du lịch bị thiệt hại nặng nề, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,4 triệu lượt, trong đó chủ yếu là khách của tháng 1 và tháng 2. Riêng tháng 4 không có khách du lịch quốc tế.

Ông Trương Nam Thắng, Chuyên gia cao cấp về marketing và chính sách du lịch của Chương trình Du lịch bền vững Thụy Sĩ, nhận định: "Năm 2019, ngành du lịch thu 775.000 tỷ đồng (khoảng 34 tỷ USD). Do tác động của dịch Covid-19, trong năm 2020, du lịch Việt Nam dự báo có thể mất từ 24 đến 29 tỷ USD". Trong khi đó, đến thời điểm này, Việt Nam vẫn ngừng đón khách quốc tế và tâm lý của người dân nhìn chung còn e ngại khi đi du lịch...

Theo Báo cáo "Phương án phục hồi điểm đến du lịch tại Việt Nam" vừa mới được công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu và tư vấn giải pháp toàn diện quản lý - phát triển hệ sinh thái điểm đến du lịch (Outbox Consulting) đưa ra, thì có 3 xu hướng mà khách du lịch sẽ lựa chọn sau Covid-19. Đó là: Sức khỏe và an toàn; ưu tiên cho các điểm đến gần nhà và các chuyến đi ngắn ngày; chi phí hợp lý.

Sức khỏe và an toàn

Riêng xét về độ an toàn, Việt Nam đang nắm lợi thế khi bước đầu đã kiểm soát được đại dịch với tỷ lệ tỷ vong là 0%. Trong khi đó, tại thời điểm dịch Covid được công bố đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc hồi tháng 12.2019, đến nay đã lây nhiễm gần 3 triệu người và hơn 200.000 người tử vong khắp thế giới.

Tính hiệu quả trong phòng chống cũng như chữa trị phần nào đã minh chứng cho du khách về sự an toàn của Việt Nam. "Đây cũng là cơ sở quan trọng để ngành du lịch trong nước lạc quan rằng hoạt động du lịch sẽ sớm quay trở lại tại Việt Nam," Outbox nhận định.

“Phao cứu sinh” cho ngành du lịch sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Đồi chè Tân Cương tại Thái Nguyên

Ưu tiên cho các điểm đến gần nhà và các chuyến đi ngắn ngày

Xu hướng này là hệ quả của ba cái khó tồn tại trên ngành du lịch hiện tại: ngành hàng không tê liệt, tâm lý sợ dịch bệnh và khó khăn tài chính của du khách. Những chuyến du lịch ngắn ngày gần nhà chính là những gì khách hàng cần để tạm giải tỏa cảm giác "cuồng chân" hậu giãn cách xã hội. Chúng giúp bảo đảm các yếu tố an toàn sức khoẻ, tiết kiệm ngân sách, giảm thiểu rủi ro và chủ động hơn trong các tình huống bất ngờ.

Điều này đồng nghĩa du lịch nội địa sẽ trở thành "cứu cánh" cho ngành du lịch. Xét cơ cấu tỉ trọng, khách du lịch trong nước chiếm khoảng 82,5% tổng lượng khách năm 2019.

“Phao cứu sinh” cho ngành du lịch sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Du khách trên thuyền du lịch khám phá những đảo đất nhỏ trên hồ Núi Cốc, Thái Nguyên (Ảnh: vietnam.vnanet.vn)

Thực hiện kế hoạch kích cầu du lịch nội địa nhằm từng bước khôi phục các hoạt động dịch vụ du lịch do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Sở VHTTDL Thái Nguyên phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức chương trình du lịch Thái Nguyên gắn với "Vòng cung Đông Bắc" nhằm mục đích mang đến cho du khách những trải nghiệm đặc sắc về các giá trị di sản văn hóa, con người và vẻ đẹp thiên nhiên ở các tỉnh niềm núi phía Bắc.

Công ty cổ phần tập đoàn khách sạn Đông Á. Được xây dựng từ năm 2009, trên diện tích trên 20 ha, với tổng mức đầu tư trên dưới 300 tỷ VNĐ tại xóm Dộc Lầy, xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên.

Chi phí hợp lý

Viễn cảnh ảm đạm này sẽ khiến cư dân toàn cầu có xu hướng thắt chặt hầu bao và tiết kiệmchi tiêu. "Điều này sẽ ảnh hưởng tới ngành du lịch và khả năng ưu tiên chi tiêu của người dân cho hoạt động du lịch", Outbox nhận định.

Tại Thái Nguyên, các doanh nghiệp, công ty du lịch trên địa bàn tỉnh kích cầu bằng việc giảm giá một số các dịch vụ lưu trú, tour, giá vé cổng, giá bán hàng lưu niệm và ẩm thực, mở thêm sản phẩm du lịch mới… với mục tiêu hướng tới hiệu quả kinh tế du lịch và phát triển du lịch bền vững.

“Phao cứu sinh” cho ngành du lịch sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Du lịch tour vòng cung Đông Bắc

Đại diện Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên và Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam đã ký kết hợp tác kích cầu du lịch nội địa, tăng cường quảng bá, phát triển du lịch tại Thái Nguyên gắn với vòng cung Đông Bắc như: Mở rộng sản phẩm tour du lịch từ Thái Nguyên đến các tỉnh vùng Đông Bắc; quy hoạch các điểm du lịch kết hợp với vùng cây ăn quả đặc sản vùng miền…

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên