Phép màu nào đưa Apple lần đầu 'on top' tại thị trường smartphone Trung Quốc sau 6 năm
Trong quý IV, thị phần smartphone của Apple tại Trung Quốc đạt 23% tăng 32% so với cùng kỳ.
- 25-01-2022iPhone 14 Pro với màn mình đục lỗ kỳ lạ có thể sẽ dạy cho smartphone Android một bài học về thiết kế của Apple
- 23-01-2022Loạt sản phẩm hot sắp được Apple trình làng
- 20-01-2022Apple đoạt lại ngôi vương smartphone từ tay Samsung
Apple đạt được thị phần cao chưa từng thấy tại Trung Quốc trong quý IV, lần đầu tiên trở thành nhà sản xuất số một tại thị trường này sau 6 năm, theo hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research.
Kết quả này có được chủ yếu là nhờ màn ra mắt của iPhone 13 cũng như nhu cầu tăng vọt của người dùng cho các thiết bị đến từ nhà sản xuất khác sau khi các sản phẩm của Huawei suy giảm thị phần.
Thị phần smartphone của Apple tại Trung Quốc đạt 23%, kỷ lục đối với thương hiệu này. So với cùng kỳ, doanh số smartphone của hãng tăng 32% trong khi toàn thị trường Trung Quốc giảm 9%, theo Counterpoint.
Mengmeng Zhang, nhà phân tích của Couterpoint chỉ ra 2 nhân tố chính giúp Apple "on top" là nhờ chiến lược giá thấp hơn cho thị trường Trung Quốc cũng như việc Apple được hưởng lợi lớn từ sự sụt giảm của Huawei – đối thủ chính của hãng ở phân khúc smartphone cao cấp.
Lần gần nhất Apple dẫn đầu thị trường Trung Quốc là vào năm 2005, ngay sau khi hãng ra mắt chiếc iPhone 6. Smartphone này ngay lập tức gây bão, hút doanh số cực lớn tại thị trường ngày nhờ màn hình lớn.
Tính cả năm 2021, Apple đứng thứ 3 trong số các thương hiệu di động lớn nhất tại Trung Quốc với 16% thị phần. Vivo và Oppo, 2 thương hiệu thiết bị cầm tay do BBK Eletronic sở hữu lần lượt xếp ở 2 vị trí dẫn đầu với 22 và 21% thị phần.
Tính cả năm, doanh số của Apple đã tăng 47% trong khi Huawei sụt giảm 68%. Trong khi đó, tổng thị trường smartphone Trung Quốc giảm 2%, theo Counterpoint.
Việc người dùng "lười" nâng cấp smartphone hơn được cho là nguyên nhân chính khiến cho doanh số smartphone tại thị trường lớn nhất thế giới không tăng trưởng trong năm qua. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng chip toàn cầu cũng như tình trạng thiếu linh kiện cũng gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng, tác động đến chính sách giá và lợi nhuận của các nhà sản xuất.