MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Bảo FDI “sai” thì cứ tưởng tượng như chúng ta nhìn đứa con của mình!

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào FDI có gì sai, đằng sau chỉ tiêu vĩ mô duy nhất không đạt là gì, bí mật của dự án đổi quy mô từ 72 tỷ lên gần 3.000 tỷ đồng… là chủ đề của cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đức Kiên bên hành lang Quốc hội.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Bảo FDI “sai” thì cứ tưởng tượng như chúng ta nhìn đứa con của mình! - Ảnh 1.

Chia sẻ nhận định về năm 2017, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội nói:

Nhìn lại bối cảnh kinh tế thì 2017 là năm đầu tiên trong giai đoạn 2016-2020 nền kinh tế có bức tranh tổng thể với nhiều điểm sáng, nhìn vào đó thì thấy bình minh đã hé lên. Lần đầu tiên chúng ta có 12/13 chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đặt ra đã vượt và đạt.

Trong các chỉ tiêu đấy, cơ cấu về đóng góp cho tăng trưởng kinh tế đang dần đi vào đúng mô hình chúng ta mong muốn, tỷ trong đóng góp của nông nghiệp giảm xuống.

Một điểm đáng phấn khởi của năm 2017 là tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực chế biến chế tạo lên tới14,5% trong khi khai khoáng giảm dần vai trò. Sở dĩ tăng trưởng thu ngân sách dựa vào dầu thô vì giá dự toán tính thấp nhưng thực tế cả năm 2017 giá xuất khẩu cao nên có được nguồn thu tương đối tốt.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Bảo FDI “sai” thì cứ tưởng tượng như chúng ta nhìn đứa con của mình! - Ảnh 2.

Tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2017 có tốc độ tăng trưởng 21% và nhập khẩu là 20%; đây là năm thứ 3 liên tục xuất siêu. Điều này cho thấy hiện tượng giá trị gia tăng trong sản xuất được tạo thành trong nước chứ không chỉ dựa vào nguyên liệu thô và lao động giá rẻ nữa.

Một mặt được nữa của năm 2017 là nhìn chung nền kinh tế không có những đột biến lớn, giữ được sự ổn định. Tổng chi đầu tư phát triển năm 2017 đạt 365.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 33% GDP và so với các nước trên thế giới ở thời điểm GDP tương tự là tỷ lệ tương đối cao.

Chỉ tiêu vĩ mô không đạt của năm 2017 là chỉ tiêu giảm tiêu hao năng lượng trên 1 đơn vị GDP. Việc không đạt này có ý nghĩa thế nào?  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Bảo FDI “sai” thì cứ tưởng tượng như chúng ta nhìn đứa con của mình! - Ảnh 3.

Thứ nhất, đầu tư với tỷ trọng 33% GDP nhưng chúng ta chưa có được một cú huých về công nghệ, chưa áp dụng được công nghệ tiên tiến như mong muốn để tiết kiệm nhiên liệu đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh. Thứ hai, chỉ tiêu này cũng hàm ý là không phải các doanh nghiệp FDI đưa vào Việt Nam những công nghệ hàng đầu mà chỉ hạng 2, hạng 3 nên tốc độ tiết kiệm năng lượng giảm xuống. 

Như vậy chỉ tiêu này sẽ rất khó đạt? 

Đó là một chỉ tiêu vô cùng khó chứ không phải khó, bởi chỉ là một chỉ tiêu nhưng nó bao hàm toàn bộ tái cơ cấu nền kinh tế, bao hàm cả đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất như thế nào, chứ không phải chỉ là "hôm nay dùng tiết kiệm đi một tí"… Việc tiêu thụ năng lượng điện tính trên đầu sản phẩm đòi hỏi nhiều thứ hơn việc tiết kiệm điện rất nhiều lần.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Bảo FDI “sai” thì cứ tưởng tượng như chúng ta nhìn đứa con của mình! - Ảnh 4.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I/2018 lên tới 7,38% nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo là những quý sau có thể giảm dần. Ông có dự báo gì về triển vọng tăng trưởng trong những tháng còn lại?

Thực tế là có một số nhân tố là ẩn số của tăng trưởng cho những tháng còn lại của năm 2018. Đầu tiên là giá dầu. Vài ngày gần đây giá dầu đã lên tới 80 USD, điều này sẽ tác động lớn đến cân đối của chúng ta, đặc biệt là đến các đầu vào của quá trình sản xuất.

Thứ hai, với chính sách hay thay đổi của Mỹ, thị trường quốc tế luôn ở trạng thái bất ổn. Nếu Mỹ ép Trung Quốc thành công trong việc giảm 100 tỷ USD xuất siêu mỗi năm thì Việt Nam đang trong danh sách xuất siêu đứng thứ 5 vào Mỹ, sẽ luôn phải để ý.

Trong chính sách đối ngoại, khi cá tra, cá ba sa của Việt Nam vượt qua một ngưỡng kỹ thuật thì họ lại đưa thêm ra một ngưỡng nữa, nâng lên như nhảy sào vậy. Tất nhiên, cần nhìn nhận là nền nông nghiệp của chúng ta vẫn là sản xuất nhỏ nên có một giới hạn nào đấy chúng ta không tự vượt qua được mà muốn vượt qua phải đầu tư lớn và phải thay đổi cả lực lượng sản xuất…

Còn việc dự báo thì tôi thấy rằng bây giờ không còn là nền kinh tế kế hoạch hóa như trước nên dự báo chỉ là… dự báo, và thực ra là không thể dự báo chính xác được dù tôi tin rằng, với đà tăng trưởng như hiện nay, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP của năm.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Bảo FDI “sai” thì cứ tưởng tượng như chúng ta nhìn đứa con của mình! - Ảnh 5.

Trước đây, Việt Nam ra sức kêu gọi đầu tư nước ngoài nhưng khi các doanh nghiệp FDI lớn mạnh thì họ bị coi như một điểm trừ trong chất lượng tăng trưởng vì nền kinh tế dựa quá nhiều vào FDI. Để FDI tăng trưởng mạnh có gì sai?

Việc bảo FDI sai thì cứ tưởng tượng như chúng ta nhìn đứa con của mình. Đầu tiên chưa có con thì mong có con, có con xong rồi thì mong nó khỏe mạnh, ít ốm đau. Đi học thì mong con trở thành Einstein (nhà vật lý vĩ đại người Đức phát minh ra thuyết tương đối) hay thiên tài, EQ phải cao. FDI cũng thế thôi, càng lớn lên thì gánh nặng niềm tin và hy vọng của "gia đình" đặt vào đó càng lớn.

Từ lúc chưa có gì thì chúng ta hy vọng hệ thống chính sách kêu gọi được các nhà đầu tư nước ngoài vào. Sau đó, khi họ vào và lớn mạnh lên rồi thì chúng ta lại hy vọng, họ phải đồng hành cùng với mình, chia sẻ know-how với các doanh nghiệp Việt. Đó là yêu cầu của chúng ta chứ không phải tự bản thân FDI xấu. Đến bây giờ, chúng ta đã thay đổi cả về chất và lượng, nên yêu cầu đặt ra với lĩnh vực này ngày càng cao.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Bảo FDI “sai” thì cứ tưởng tượng như chúng ta nhìn đứa con của mình! - Ảnh 6.

Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước công bố, nhấn mạnh tình trạng điều chỉnh dự án với giá trị lớn, trong đó có dự án nạo vét, xây kè, cải tạo cảnh quan ở tỉnh Ninh Bình điều chỉnh từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng (tăng đến 36 lần). Ông có nhận xét gì về điều này?

Kiểm toán Nhà nước chỉ nói là nâng lên thôi nhưng chưa kết luận là sai hay trái luật. Vấn đề ở đây là bệnh giành giật đầu tư vẫn diễn ra ở các ngành và các địa phương. Tôi thò chân vào để tôi có danh mục đã nên lúc đầu tôi làm một việc rất nhỏ để giữ chỗ, ghi vào trong danh mục. Sau đó, khi đánh giá lại thì sẽ thấy nếu làm nhỏ thế thì làm làm gì nên phải "cho em to ra".  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Bảo FDI “sai” thì cứ tưởng tượng như chúng ta nhìn đứa con của mình! - Ảnh 7.

Việc "cho em to ra" có thể được hiểu như thế nào?

Cứ làm theo đúng Luật Đầu tư công thôi. Nghĩa là tôi giao cho anh rồi thì tự anh phải quyết định dự án đó có phải là dự án trọng điểm của tỉnh hay không. Nếu là dự án trọng điểm thì phải dừng các dự án khác lại nhưng ở đây anh không dừng. Anh vẫn giữ nguyên như thế và anh đi trình bày là "cái này là rất quan trọng, anh phải cho em thêm tiền". Ở đây, tôi không nói là địa phương sai nhưng người ta không đặt lợi ích của đại cục lên trên lợi ích của địa phương.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Bảo FDI “sai” thì cứ tưởng tượng như chúng ta nhìn đứa con của mình! - Ảnh 8.

Trong bản báo cáo của Ủy ban Kinh tế có nói việc chi tiêu ngân sách và giải ngân đầu tư công chậm thì năm này qua năm khác không được cải thiện. Qua việc đi giám sát ở các địa phương ông thấy nguyên nhân nằm ở đâu?

Giám sát thì Quốc hội chưa có chuyên đề về giám sát đầu tư công chung vì Luật mới ra năm 2014 nên phải đợi 5 năm mới có báo cáo đánh giá. Chúng tôi mới đi để nghe địa phương triển khai Luật đấy như thế nào thôi. Trong giai đoạn đầu thì sẽ lúng túng nhưng vấn đề là lúng túng kéo dài bao lâu thì đó là nhiệm vụ của Chính phủ phải làm cho nó ngắn lại.  


Hoàng Ly
 
Tiến Tuấn
7pm
Theo Trí Thức Trẻ22/05/2018

Hoàng Ly

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên