Phó Thủ tướng chỉ đạo triển khai các dự án đường sắt đô thị Hà Nội
Mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến chỉ đạo về phương án đầu tư, giải pháp và cơ chế thực hiện các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- 25-07-20173 nhà đầu tư ngoại sẽ “rót” vốn làm đường sắt đô thị Hà Nội
- 15-07-2017Đường sắt đô thị Hà Nội: Những công trình cần cơ chế đặc thù
- 11-07-2017Mỗi km đường sắt đô thị Hà Nội tốn gần 2.200 tỷ đồng
- 07-07-2011Khảo sát địa chất cho Dự án Metro Hà Nội
Theo đó, Phó Thủ tướng giao UBND thành phố Hà Nội tích cực triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn Thủ đô, bảo đảm sự gắn kết của đường sắt đô thị nói riêng và hệ thống giao thông đô thị nói chung, tiện lợi nhất cho người dân, đầu tư tiết kiệm, hiệu quả, theo quy hoạch và đúng quy định pháp luật.
Về phương thức và nguồn vốn đầu tư, UBND thành phố Hà Nội được giao nhiệm vụ tập trung kêu gọi đầu tư các tuyến đường sắt đô thị theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 35/TB-VPCP ngày 25/1/2017 của Văn phòng Chính phủ.
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo đúng quy định của Luật đầu tư công, Luật đầu tư. Về các tuyến thực hiện theo hình thức PPP, việc lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật.
Về phương thức thực hiện dự án, đối với các tuyến thực hiện theo hình thức PPP, Phó Thủ tướng giao UBND thành phố Hà Nội triển khai dự án theo quy hoạch và đúng quy định pháp luật. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh tiến độ đầu tư đã đề ra trong Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đối với hai tuyến đề xuất sử dụng vốn ODA, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan liên quan phối hợp với UBND thành phố Hà Nội vận động vốn ODA để đầu tư hai tuyến đường sắt.
Về phương án huy động, tạo nguồn vốn thực hiện dự án: Đối với 2 tuyến sử dụng vốn ODA Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng các cơ quan liên quan phối hợp với UBND TP. Hà Nội vận động vốn ODA để đầu tư 2 tuyến đường sắt trên.
Đối với việc bổ sung quy hoạch sử dụng đất thì UBND TP.Hà Nội sẽ làm việc thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Trí Thức Trẻ