MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phỏng vấn: "Nếu nhà bị cháy, bạn sẽ làm gì đầu tiên?" Người thứ 1 lấy tiền, người thứ 2 lấy kỷ niệm, chỉ có câu trả lời của người thứ 3 khiến nhà tuyển dụng phải lập tức mời đi làm

29-08-2019 - 16:24 PM | Sống

Đặt bản thân vào những tình huống nguy cấp nhất, có những giá trị tương đương cả kho tàng vô giá được nhà tuyển dụng nhanh chóng nhận ra trong câu trả lời của người thứ 3.

Trong một chuyên đề hội thảo về tuyển dụng việc làm tại các trường đại học dành cho sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp, có một doanh nghiệp lớn cử giám đốc nhân sự tới tham gia. Ông được lãnh đạo giao nhiệm vụ để ý và tìm kiếm những "hạt giống" sinh viên tốt. Nếu cảm thấy năng lực của người đó có thể góp ích cho doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể lưu lại hồ sơ để sau này liên lạc khi có vị trí cần tuyển dụng.

Sau nhiều bài thuyết trình lần lượt vang lên, rất nhiều kỹ năng và bí quyết nghề nghiệp được các diễn giả chia sẻ, đến lượt vị giám đốc nhân sự này lên phát biểu, anh ta chỉ hỏi cả khán phòng đúng một câu: "Nếu bây giờ tôi là nhà tuyển dụng, đặt ra câu hỏi phỏng vấn rằng: Bạn sẽ làm gì đầu tiên khi nhà mình xảy ra hỏa hoạn cháy rất lớn, các bạn sẽ trả lời thế nào?"

Tất cả khán giả, các sinh viên trong khán phòng đều vô cùng ngạc nhiên vì câu hỏi hoàn toàn không liên quan đến kiến thức chuyên môn hay bản lĩnh nghiệp vụ của mình. Thế nhưng, sau một hồi xôn xao, mọi người vẫn rầm rì bàn tán để cố gắng tìm ra câu trả lời, tạo ấn tượng với vị giám đốc nhân sự.

Phỏng vấn: Nếu nhà bị cháy, bạn sẽ làm gì đầu tiên? Người thứ 1 lấy tiền, người thứ 2 lấy kỷ niệm, chỉ có câu trả lời của người thứ 3 khiến nhà tuyển dụng phải lập tức mời đi làm - Ảnh 1.

Một sinh viên khối ngành kinh tế là người đầu tiên đứng dậy trả lời rằng: "Nếu như gặp vào trường hợp như vậy, khi hỏa hoạn quá lớn và khó có thể dập tắt, tôi sẽ lập tức gom góp toàn bộ tiền mặt và những tài sản có giá trị của bản thân. Ngôi nhà có thể cháy mất, nhưng chỉ cần có tiền trong tay, bất cứ lúc nào tôi cũng có thể mua lại được. Trong xã hội bây giờ, cho dù tiền không phải là tất cả nhưng không có tiền thì chẳng thể làm được gì hết. Do đó, nếu có thể bảo vệ được tiền bạc và tư trang có giá trị rồi thoát khỏi đám cháy, tôi mới có lối thoát cho cuộc đời sau này của mình. Nghe thì có vẻ thực dụng nhưng đấy là sự thật của xã hội bây giờ."

Vị giám đốc nhân sự chỉ im lặng lắng nghe và khẽ mỉm cười, gật đầu, rồi tiếp tục chuyển mic cho một sinh viên khác.

Người trả lời thứ hai là một nữ sinh thuộc khối ngành văn hóa: "Nếu ngọn lửa không quá lớn, tôi sẽ tìm cách để nhanh chóng dập lửa vì tôi có thói quen trữ nước, rất nhiều nước trong phòng. Nếu may mắn dập tắt đám cháy ngay lúc đó, những tổn thất mà tôi có thể gặp phải sẽ giảm xuống rất nhỏ. Nhưng trong trường hợp lửa bùng lên quá lớn, tôi nghĩ mình sẽ đi tìm những thứ có ý nghĩa nhất với bản thân, những đồ vật chứa đựng giá trị kỷ niệm. Cho dù tiền mất hết thì dù ít dù nhiều, tôi có thể kiếm lại phần nào. Cho dù nhà cửa cháy sạch, tôi có thể đi thuê căn hộ khác. Nhưng nếu những kỷ vật này mà mất đi, nó sẽ thật sự biến mất, hoàn toàn không có gì thay thế được."

Vị giám đốc nhân sự vẫn bình tĩnh gật gù như lần trước, đợi nữ sinh trả lời xong, ông hỏi lại: "Tôi nhớ là mình đã đặt giả thiết hỏa hoạn rất lớn ngay từ đầu mà nhỉ?".

Và khi mic được chuyển đến tay người thứ ba, cậu thanh niên do dự một chút rồi thẳng thắn trả lời: "Nếu rơi vào trường hợp đấy, tôi sẽ tìm một chiếc khăn ướt để quấn lấy chính mình và người thân, rồi nhanh chóng thoát khỏi hiện trường vụ cháy để gọi cảnh sát, cứu hộ đến dập lửa. Tôi nghĩ, đảm bảo được an toàn cuộc sống của bản thân mới là điều quan trọng nhất. Sau đó, chỉ cần sinh mạng còn tồn tại, tất cả mọi thứ đều có thể được tái tạo từ đầu, cho dù đó là tình cảm, hay là tiền bạc, vật chất."

Phỏng vấn: Nếu nhà bị cháy, bạn sẽ làm gì đầu tiên? Người thứ 1 lấy tiền, người thứ 2 lấy kỷ niệm, chỉ có câu trả lời của người thứ 3 khiến nhà tuyển dụng phải lập tức mời đi làm - Ảnh 2.

Giá trị của một con người, năng lực và bản lĩnh của họ mới là thứ kho báu cần gìn giữ và trân trọng nhất trong cuộc đời.

Từ trong câu trả lời này, vị giám đốc nhân sự nhìn thấy biểu hiện đầy tự tin vào năng lực của chính bản thân nằm trong cậu sinh viên thứ ba và cảm thấy vô cùng ấn tượng. Có thể nhận ra rằng, chính giá trị của một con người, năng lực và bản lĩnh của họ mới là thứ kho báu cần gìn giữ và trân trọng nhất trong cuộc đời. Đảm bảo an toàn và sức khỏe của bản thân, chúng ta mới có thể chờ được những cơ hội để thay đổi cả tương lai của mình. Đó mới là câu trả lời thuyết phục ông nhất.

Sau khi kết thúc buổi hội thảo, đánh giá cao tư duy của chàng trai này, vị giám đốc nhân sự quyết định giữ lại hồ sơ cá nhân của cậu ta. Sau một thời gian ông theo dõi và kiểm tra, nhận thấy năng lực học vấn và thái độ trên trường lớp đều vô cùng khả quan, cậu sinh viên còn chưa tốt nghiệp đã ngay lập tức nhận được lời đề nghị mời về làm việc cho doanh nghiệp mà ai cũng ước ao.

Dương Mộc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên