MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phương án nào cho gần 21 triệu thuê bao di động khi tắt sóng 2G?

18-11-2023 - 14:39 PM | Kinh tế số

Theo lộ trình chậm nhất đến tháng 9/2024 các ngành chức năng sẽ tiến hành tắt sóng di động 2G để đảm bảo mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngày 17/11, tại TP.HCM, câu lạc bộ AIot TP.HCM đã tổ chức talkshow với chủ đề “ Khi tắt sóng 2G – doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?” với sự tham gia của đại diện các Sở, ban ngành trên địa bàn TP.HCM cùng Hiệp hội/Hội ngành liên quan và 3 nhà mạng lớn là Viettel, Mobifone và VNPT.

Theo thống kê của Bộ TT&TT, nước ta hiện nay có hơn 127 triệu thuê bao di động nói chung, trong đó có khoảng 20,8 triệu thuê bao 2G nói riêng. Bên cạnh đó, theo lộ trình thúc đẩy mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chậm nhất đến tháng 9/2024 mạng di động 2G sẽ dừng cung cấp tại Việt Nam.

Việc này là nhằm giúp các nhà mạng tập trung nguồn lực phát triển những công nghệ tân tiến, cần phải cắt giảm những công nghệ đã lỗi thời như 2G. Hơn nữa, tại Việt Nam, các mạng di động công nghệ 3G, 4G hiện đã phủ sóng rộng khắp tương đương vùng phủ của mạng 2G, cho nên việc tiếp tục duy trì công nghệ 2G là không cần thiết.

Phương án nào cho gần 21 triệu thuê bao di động khi tắt sóng 2G? - Ảnh 1.

Ông Vũ Anh Tuấn – Tổng thư ký Hội tin học TP.HCM, chủ nhiệm câu lạc bộ AIot TP.HCM

Ông Vũ Anh Tuấn – Tổng thư ký Hội tin học TP.HCM, chủ nhiệm câu lạc bộ AIot TP.HCM cho rằng, đây là 1 chủ trương phù hợp với xu hướng lẫn điều kiện thực tế hiện nay. Thứ nhất là công nghệ hiện nay phát triển rất nhanh, đã vượt qua 4G và đang thí điểm 5G, việc tiến hành thí điểm sẽ giúp tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp khi vận hành hệ thống. Thứ hai là tốc độ đường truyền và dữ liệu tăng lên hàng trăm lần so với công nghệ cũ, do đó các nhà mạng và người sử dụng đều tận hưởng tiện ích tối đa của công nghệ.

“Việc ngắt sóng 2G cũng sẽ giúp tiết kiệm được băng tần, tối ưu hoá hệ thống, hạn chế tình trạng lãng phí băng thông”, ông Vũ Anh Tuấn cho biết thêm.

Chia sẻ tại talkshow, ông Nguyễn Quốc Vinh – Phó Trưởng phòng quản lý vận tải đường bộ Sở GTVT TP.HCM cho biết hiện nay trên địa bàn có hơn 248.000 phương tiện vận tải được cấp phù hiệu của hơn 6000 doanh nghiệp. Tất cả các phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình, đối với xe container còn được yêu cầu lắp thêm camera để giám sát người điều khiển phương tiện.

Phương án nào cho gần 21 triệu thuê bao di động khi tắt sóng 2G? - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Quốc Vinh – Phó Trưởng phòng quản lý vận tải đường bộ Sở GTVT TP.HCM

Qua giám sát dữ liệu, bình quân mỗi tháng đơn vị ghi nhận khoảng 2.000 phương tiện vi phạm trên địa bàn, tuy nhiên với những hạn chế về quy trình quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình, camera lẫn phần mềm quản lý nên công tác rà soát xử lý vẫn được thực hiện thủ công, do vậy yêu cầu số hoá công tác quản lý hoạt động vận tải được xem là rất cấp bách.

“Chúng tôi mong các đơn vị cung cấp ứng dụng công nghệ có giải pháp, để cùng đồng hành với thành phố quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách và hàng hoá trở nên tốt hơn”, ông Nguyễn Quốc Vinh bày tỏ.

Trong khuôn khổ talkshow, các doanh nghiệp cũng đã nghe đại diện các nhà mạng như Viettel, Mobifone hay VNPT chia sẻ chi tiết về lộ trình tắt sóng 2G cùng các công nghệ - giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.

Theo Huy Hoàng

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên