MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phương thức quản trị làm nên thành công của Panasonic suốt 100 năm qua

25-10-2018 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Dù hoàn cảnh xã hội có thay đổi, kinh tế thế giới cũng đổi thay trong thời đại 4.0, nhưng những triết lý của ông Konosuke Matsushita - người sáng lập Tập đoàn Panasonic (Matsushita) về giá trị con người vẫn luôn đúng trong kỷ nguyên công nghệ mới.

Hoàn thiện con người trước khi tạo ra sản phẩm

Được mệnh danh là ông tổ của phương thức kinh doanh hiện đại tại Nhật Bản, ông Konosuke Matsushita đã để lại cả một “di sản” cho thế hệ sau - không chỉ là tập đoàn khổng lồ Panasonic mà cả những kinh nghiệm, triết lý quản trị mẫu mực trong kinh doanh của mình. Trong cuốn sách Mỗi ngày một bài học – 365 triết lý hay nhất về kinh doanh và cuộc sống của người Nhật, người đọc sẽ không thể quên những chia sẻ về triết lý kinh doanh “Hoàn thiện con người trước khi tạo ra sản phẩm” của vị cựu chủ tịch Panasonic.

Ông Matsushita luôn dặn những nhân viên trẻ của mình, đặc biệt khi các khách hàng có hỏi “Công ty Điện khí Matsushita sản xuất cái gì?” thì hãy trả lời: “Công ty Điện khí Matsushita là nơi bồi dưỡng con người và tạo ra sản phẩm điện khí”.

Tháng 3/1918, xưởng chế tạo đồ dùng điện máy Matsushita được thành lập, đánh dấu sự ra đời của Tập đoàn Panasonic. Với ông Matsushita, sự nghiệp nằm ở con người và đó chính là tài sản quý giá nhất, cho dù vào thời điểm ban đầu khởi nghiệp, công ty của ông còn gặp vô số khó khăn. Câu nói ấy chính là kim chỉ nam cho hoạt động của Panasonic trong suốt 100 năm qua. Panasonic luôn coi con người là tài sản quý giá, công ty tạo môi trường thuận lợi, cơ hội cho từng nhân sự được rèn giũa, phát huy hết khả năng của chính mình. Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 diễn ra ngày một mạnh mẽ, Panasonic vẫn luôn đặt con người ở vị trí trung tâm.

Nhân viên Panasonic trên toàn cầu đa sắc tộc, không phân biệt màu da, tôn giáo, giới tính...

Kể từ năm 1999, Panasonic triển khai đề án Equal Partnership đã tạo ra một môi trường làm việc mở và thân thiện cho tất cả nhân viên, không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo… Nhiều năm qua, Panasonic cũng có những chương trình đào tạo, “ươm mầm” cho những vị trí quản lý trong công ty. Đây là cơ hội để toàn bộ nhân viên có thể thử sức, phát triển và định hướng năng lực từ sớm.

Không chỉ vậy, để trao cơ hội nhiều hơn cho nhân viên, Panasonic cũng thường xuyên tiến hành các chương trình chuyển giao nhân sự từ nước sở tại sang nước khác. Các nhân sự sẽ được tạo điều kiện đến làm việc và học tập tại nước khác trong một thời gian nhất định.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam

Với gần 50 năm đầu tư và phát triển kinh doanh tại Việt Nam – một trong những thị trường trọng điểm tại khu vực Đông Nam Á, Panasonic cũng đã triển khai nhiều chính sách nhằm phát huy tiềm lực con người tối đa.

Từ năm 2015, một chương trình phát triển nhân sự với tên gọi “Challenge and Change – Thách thức và Đổi mới” đã được phát động rộng rãi ở các công ty thuộc tập đoàn Panasonic tại Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là khuyến khích mỗi nhân viên khi đứng trước những thách thức, luôn nỗ lực sáng tạo biến chúng thành cơ hội mới để phát triển, đem lại hiệu quả tích cực trong công việc.

Nhiều sáng kiến mới đã được các thành viên trong công ty đề xuất đã được ban lãnh đạo đánh giá cao và đưa vào áp dụng thực tiễn. Một trong những sáng kiến tiêu biểu là hoạt động tự nguyện luân chuyển một số vị trí giữa các phòng ban, phát hiện những tài năng mới và nâng cao cơ hội phát triển trong tương lai. Không chỉ vậy, việc luân chuyển cũng giúp các thành viên hiểu rõ công việc và chức năng của các phòng ban khác nhau, nâng cao sự hợp tác và hỗ trợ tích cực trong nội bộ công ty.

Lãnh đạo và nhân viên Panasonic Việt Nam hào hứng trong các hoạt động tập thể của công ty.

Chị Thanh Hoa là một nhân viên thuộc bộ phận Hành chính, với tình yêu đối với trẻ em và niềm say mê các hoạt động khoa học, phát triển cộng đồng, hiện giờ đang nắm giữ vị trí “cứng” tại Trung tâm vui chơi công nghệ cao Panasonic Risupia Việt Nam phụ trách phát triển các lớp học STEM, STEAM và khám phá khoa học cho hàng trăm nghìn trẻ em tới vui chơi, học tập tại đây.

Bên cạnh đó, rất nhiều hoạt động phát triển nhân sự mới liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực dựa trên nguyên lý quản trị cơ bản và giá trị cốt lõi của tập đoàn đã được đầu tư thực hiện như phát triển tinh hoa, trao quyền quản lý cho người Việt, v.v.

Ngoài ra, đối với thế hệ trẻ, Panasonic cũng thực hiện nhiều hoạt động như chương trình Học bổng Panasonic trao tặng 68 sinh viên với tổng giá trị lên tới 51 tỷ đồng trong 14 năm qua và nhiều hoạt động hỗ trợ giáo dục góp phần phát triển nhân lực chất lượng cao cho đất nước, là bước chuẩn bị kỹ càng trước thềm hội nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn thế giới như Ông Morita Ken, Giám đốc Hành chính Nhân sự, Panasonic Việt Nam chia sẻ.

Nhìn lại những thành tựu và chính sách liên quan tới con người tại Panasonic trong suốt 100 năm vừa qua, người ta có thể hiểu rõ được triết lý coi từng con người như “những viên gạch” chắc chắn làm nên thành lũy của Panasonic suốt một thế kỷ qua và vượt ra ngoài biên giới Nhật Bản để vươn mình trên toàn thế giới.

A.D

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên