PwC: Yếu tố nào khiến Foxconn, Pegatron, Luxshare... lựa chọn Việt Nam thay vì các thị trường lân cận?
Ảnh: The Milwaukee Independent.
Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến của nhiều chuỗi cung ứng và làn sóng tái định cư sản xuất, do nền kinh tế vững chắc và môi trường đầu tư thuận lợi.
- 01-03-20222 chế độ bảo hiểm xã hội mà người lao động mắc COVID-19 được hưởng
- 01-03-2022Thủ tướng yêu cầu cơ cấu lại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước yếu kém, thua lỗ
- 28-02-2022Đâu là 2 lĩnh vực 'hiếm' mà nữ có thu nhập bình quân nhiều hơn nam?
PwC vừa qua đã công bố báo cáo "Vietnam Outlook 2022: Economic prospects in the wake of COVID-19" (tạm dịch: Triển vọng Việt Nam 2022: Triển vọng kinh tế hậu đại dịch COVID-19). Báo cáo cho hay, mặc dù trải qua thời gian dài ứng phó với đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,58%. Đây cũng là một trong những nền kinh tế hiếm hoi đạt mức tăng trưởng 2 năm liên tiếp kể từ khi COVID-19 xuất hiện.
Tăng trưởng GDP 2020, 2021 của một số quốc gia. Nguồn: ADB, IMF, FitchRatings, PwC
Mô hình phục hồi hình chữ K
Song, tốc độ tăng trưởng GDP không thể hiện được hết tác động thực của COVID-19 đối với nền kinh tế. Việt Nam đang trải qua giai đoạn phục hồi hình chữ K, với các ngành khác nhau bị tác động theo những cách khác nhau. Cụ thể, trong khi du lịch, khách sạn, dịch vụ ăn uống bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề, thì các ngành dựa vào xuất khẩu lại ghi nhận khả năng phục hồi đáng kể trong 2 năm qua.
'Mô hình phục hồi hình chữ K' của Việt Nam. Nguồn: FitchRatings, GSO, PwC
Xuất khẩu là động lực phục hồi chính
COVID-19 làm rõ thực tế rằng Việt Nam là nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, ít phụ thuộc vào du lịch hay khách sạn. Khi so sánh với các quốc gia láng giềng có ngành du lịch phát triển mạnh như Thái Lan (tăng trưởng GDP -6% năm 2020), Philippines (-9,6%) hay Campuchia (-3,1%), cho thấy các nước này đã chịu tác động đáng kể. Trong khi đó, Việt Nam lại có thể duy trì mức tăng trưởng dương.
Báo cáo nhấn mạnh, với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mới nhất có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, quan hệ thương mại với các thị trường toàn cầu sẽ tiếp tục đi lên, giúp Việt Nam dần trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh chóng của khu vực.
Tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn
Khi so sánh với các thị trường lân cận, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến của nhiều chuỗi cung ứng và làn sóng tái định cư sản xuất, do nền kinh tế vững chắc và môi trường đầu tư thuận lợi. Tính đến ngày 20/12/2021, cả nước ghi nhận tổng vốn mua mới, điều chỉnh và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD.
Các đối tác cung cấp hàng hóa của Hoa Kỳ giai đoạn 2018‑2020. Nguồn: UNComtrade, PwC
Một trong lý do chính giúp Việt Nam trở thành "người thắng cuộc" trong cuộc chiến tái định vị chuỗi cung ứng chính là năng lực xây dựng hệ sinh thái sản xuất mạnh mẽ. Điều này bao gồm mạng lưới các nhà cung cấp hỗ trợ các nhà sản xuất lớn trong nước, cũng như quá trình cải thiện cơ sở hạ tầng điện, đường bộ và giao thông của quốc gia.
Trong quá khứ, Việt Nam chủ yếu được biết đến với lĩnh vực sản xuất hàng dệt may. Tuy nhiên, những năm vừa qua, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất điện tử hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Tổng giá trị sản phẩm máy tính và điện tử của một số quốc gia Đông Nam Á (tỷ USD). Nguồn: Oxford Economics, Trademap, PwC
Theo đó, hàng loạt dự án đầu tư của các nhà đầu tư Hoa Kỳ chuyên sản xuất thiết bị điện tử và điện tử tiêu dùng đã "đổ bộ" vào Việt Nam trong năm 2019:
Nguồn: PwC
Bước sang năm 2020 và 2021, Việt Nam cũng ghi nhận nhiều dự án FDI khác rót vốn, song một số dự án phải trì hoãn do tác động của đại dịch COVID-19.
Nguồn: PwC
Báo cáo đánh giá, xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong vài năm tới, bao gồm cả việc chuyển hướng đầu tư khỏi các thị trường khác, cũng như sự gia tăng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nước ngoài.
Sang năm 2022, Việt Nam được dự báo sẽ ghi nhận tăng trưởng với tốc độ cao hơn đáng kể, một phần nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao đã giúp quốc gia khôi phục hầu hết các hoạt động kinh tế vào cuối năm 2021.