MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Quy tắc đầu tư vàng] Bao nhiêu cổ phiếu cho danh mục hiệu quả: Góc nhìn từ nhà quản lý quỹ kỳ cựu duy trì tỷ suất lợi nhuận 22% trong nhiều năm liền

Để có mức sinh lời bền vững trên thị trường chứng khoán, thì nhà đầu tư nên học kỹ cách quản lý danh mục, nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc đầu tư cổ phiếu thành công…

Edgar "Ed" Wachenheim III (sinh năm 1937) là một nhà đầu tư nổi tiếng đồng thời kiêm chủ tịch của Greenhaven Associates. Ông sinh ra trong một gia đình nhà giáo tại thành phố New York. Không chỉ đam mê đầu tư, Wachenheim cũng rất hứng thú với công việc viết sách. Ông đã hoàn thành cuốn sách nổi tiếng Common Stocks và Common Sense đã được xuất bản vào năm 2016 và được đông đảo nhà đầu tư đón nhận.

Ông khởi nghiệp bằng con đường học thuật, khi theo đuổi ngành kĩ sư khoa học máy tính bậc đại học tại MIT tuy nhiên sau khi tìm hiểu về thị trường chứng khoán và nhận ra đam mê với bộ môn này, ngay sau khi tốt nghiệp đại học ông đã đăng kí học chuyển tiếp ngành cao học bằng Quản trị kinh doanh tại trường đại học Harvard. Công việc đầu tiên sau khi ra trường là làm một chuyên viên máy tính tại IBM tuy nhiên nơi làm việc đầu tiên đã truyền rất nhiều cảm hứng cho ông lại chính là Goldman Sachs với tư cách nhà phân tích chứng khoán thị trường Mỹ.

Sau 8 năm làm việc bền bỉ, ông đã xin nghỉ việc tại công ty và bước ra ngoài thành lập công ty đầu tư đầu tiên của mình với tên gọi Central National-Gottesman vào năm 1987 và đã làm việc gần trọn cuộc đời mình ở đó, sau này ông đã đổi tên thành Greenhaven Associates. Theo báo cáo mới nhất của 2 năm về trước, tổng tài sản cá nhân của ông đang nắm giữ khoảng gần 5 tỷ đô la.

Tính tới hiện tại, quỹ đầu cơ của ông đã đạt lợi nhuận đạt được gần 22,5% trong vòng nhiều năm liên tiếp ông điều hành. Theo thống kê gần nhất, tổng lợi nhuận của quỹ mang lại còn đều đặn hơn so với các quỹ đầu tư nổi tiếng khác dù quản lý khối tài sản ít hơn và thời gian đầu tư cũng ngắn hơn.

Bên cạnh việc quản lí, ông cũng là một nhà hoạt động xã hội tích cực. Ông và vợ thành lập quỹ từ thiện chuyên hỗ trợ các dự án giáo dục, y tế, đặc biệt là bệnh đao ở trẻ nhỏ, và nghiên cứu khoa học. Tính đến nay ông đã chi hàng chục triệu USD cho các hoạt động từ thiện của mình.

Bí quyết thành công của ông đã khiến rất nhiều nhà đầu tư tò mò, tuy vậy ông hiếm khi tiết lộ thông tin với báo giới. Gần đây nhất trong một bài phỏng vấn với CNBC, mặc dù không tiết lộ nhiều về phương pháp của ông nhưng Edgar cũng đã mở rộng lòng chia sẻ một số kinh nghiệm đầu tư cho những nhà đầu tư mới:

1. Dành thời gian rảnh rỗi tìm hiểu những cổ phiếu đã và đang thắng thế trên thị trường chứng khoán sẽ giúp ta có kinh nghiệm và phần nào thành công hơn trong tương lai

Trên thực tế, việc phân tích các cổ phiếu thành công trong quá khứ cũng cung cấp một cái nhìn tổng quát về viễn cảnh thị trường. Những biến động thị trường hàng ngày, hàng tuần đôi lúc cũng đe dọa cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm. Một cái nhìn toàn diện về quá khứ sẽ giúp phát hiện được xu hướng tương lai của thị trường, từ chu kì này tới chu kì khác, tạo cơ hội phát triển lớn cho các nhà đầu tư.

Các nghiên cứu mang tính học thuật đã cho thấy rõ số tiền mà nhà đầu tư có thể có thêm bền vững từ những cổ phiếu giá trị thay vì những cổ phiếu tăng trưởng nóng rồi lại nhanh chóng nguội lạnh, đặc biệt là khi chúng ta kiểm soát kĩ càng chất lượng. Bất kể phương pháp đầu tư của chúng ta là gì đi nữa thì việc nghiên cứu kỹ càng sẽ giúp tăng hiệu suất trong dài hạn.

2. Bao nhiêu cổ phiếu là vừa đủ cho một danh mục hiệu quả?

Theo ông chia sẻ "Chúng tôi sở hữu từ 10 đến 20 cổ phiếu. Sở hữu hơn 20 cổ phiếu, nó quá khó để theo dõi các công ty chặt chẽ, và một chiến thắng lớn sẽ khó xảy ra. Tôi thấy khó chịu với những rủi ro của việc sở hữu ít hơn 10, bởi vì chúng ta đang sống trong một thế giới năng động và khi bạn sai lầm. Tôi không muốn một sai lầm ở cổ phiếu chiếm 15% danh mục. Để có mức sinh lời bền vững trên thị trường chứng khoán, thì nhà đầu tư nên học kỹ cách quản lý danh mục, nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc đầu tư cổ phiếu thành công."

3. Tự tin quá mức là nguyên nhân dẫn tới thất bại

Qua những lần tham gia thị trường, ông đã học được một điều trên thị trường, đó là đám đông điên loạn, thường sẽ phi lý trí và khi họ bị cảm xúc lấn át, đó là lúc họ luôn luôn phạm phải sai lầm.​

Ông cũng nói rằng sự thông minh mà bạn có được nếu không rèn luyện học hỏi mà đem nó đi chiến đấu với thị trường ngay tức khắc vốn là một điều vô cùng sai lầm. Bạn quá tự tin khi vào lệnh, bạn đặt bạn vào rủi ro vì cái tôi của mình và chắc chắn bạn sẽ tiếp tục mất tiền. Đừng quá tự tin, hãy chăm chỉ học hỏi, rèn luyện ắt đầu tư sẽ có ngày thành công.

4. Margin thường xuyên là con đường nhanh nhất dẫn đến cháy tài khoản

Khoản tiền đi vay sẽ làm phát sinh chi phí, thường là theo hình thức lãi suất. Do đó, việc thường xuyên sử dụng đòn bẩy để mua là quyết định rất mạo hiểm. Theo thời gian, chi phí này sẽ tăng lên và ảnh hưởng trực tiếp vào lợi nhuận của tài khoản. Vậy làm sao để "không vay" mà vẫn có tiền "để mua"?

Hãy tiết kiệm khoảng 5-10% tiền lương mỗi tháng để dành cho việc đầu tư. Đây là một thói quen cực kỳ tốt của những người thành công và bạn cũng nên thử áp dụng nó. Hãy tiết kiệm bất kì điều gì bạn có thể và chuyển chúng vào quỹ đầu tư. Hoặc bạn có thể tuân theo quy tắc: Hãy đầu tư những gì bạn có thể vào một khoảng thời gian cố định và thường xuyên mỗi tháng.

5. Chỉ tập trung vào các cơ hội lớn nhất

Edgar có trí tuệ của một nhà khoa học máy tính và kinh nghiệm của một doanh nhân trong ngành đầu tư. Bên cạnh đó, ông còn hết sức kiên nhẫn và tính toán vô cùng tỉ mỉ nên có thể kiếm được lợi nhuận từ những tình cảnh thảm họa nhất.

Lý thuyết mà ông áp dụng là cố gắng mua nhiều thứ bất cứ khi nào chúng được giao dịch dưới mức giá hợp lý theo phân tích của ông, và bán khi nhìn nhận rằng đường cong kỳ hạn đang ở mức cao hơn ngưỡng giá hợp lý. Và một trong những đặc điểm quan trọng của ông là thay vì việc đầu tư liên tục thì chỉ nên chọn lọc đầu tư 1-2 thương vụ mỗi năm nhưng với quy mô đầu tư lớn và thực hiện bắt tay vào làm sau khi đã tìm hiểu kĩ càng mọi khía cạnh của doanh nghiệp nhắm tới.

Lê Hằng

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên