Quy tắc giúp Steve Jobs "cứu" Apple tại thời điểm đen tối nhất: Ai cũng có thể áp dụng để thay đổi đời mình
Đó chính là cách ông trùm công nghệ khiến Apple "sống dậy huy hoàng" một lần nữa.
- 11-11-2020Tại sao bạn cần thành công mới cảm thấy hạnh phúc?
- 11-11-2020Áp dụng lý thuyết 6 nan hoa vào cuộc sống hàng ngày: Bạn có thể không trở thành người giỏi nhất nhưng sẽ hiện thực hóa được mục tiêu của mình
- 09-11-2020Không gục ngã dù 3 lần mất việc liên tiếp, tôi thực sự tìm thấy "chân lý" cho đời mình khi biến nguy cơ thành cơ hội
Luôn bận rộn mới tốt, phải không? Bạn luôn đặt điện thoại bên cạnh để kiểm tra các tin nhắn vừa đến. Luôn đi bộ nhay chạy để giải quyết công việc. Luôn "hứa lèo" rằng sẽ về thăm cha mẹ vào cuối tuần...
Chúng ta luôn muốn sắp xếp ngôi nhà của mình tối giản, nhưng lại có một cuộc sống cá nhân và công việc luôn bị xáo trộn. "Tôi không có thời gian bây giờ, tôi không biết mình đang làm gì với cuộc sống của mình...". Thật khó để phát triển với những gánh nặng đó trên vai.
"Khi bạn đơn giản hóa cuộc sống của mình, các quy luật của vũ trụ sẽ càng đơn giản hơn nữa, sự đơn độc sẽ không còn đơn độc, nghèo đói không phải nghèo đói, và sự yếu đuối cũng vậy" - Henry David Thoreau.
Nếu thiết kế cuộc sống không phải thế mạnh của bạn thì có lẽ kinh nghiệm quý báu từ Steve Jobs sẽ giúp bạn kết nối lại với những điều cần thiết nhưng dường như đã biến mất từ lâu.
Steve Jobs từng rời khỏi Apple và quay trở lại trong chính thời điểm đen tối nhất của tập đoàn và chính cách tiếp cận tối giản của ông đã thay đổi hoàn toàn số phận của công ty.
Quy tắc 30% của Steve Jobs
Năm 1997, Apple đang ở thời điểm đen tối nhất. Sau thành công ngắn ngủi với các mẫu Macintosh đời đầu, công ty bắt đầu giới thiệu các dòng sản phẩm đi người lại với triết lý cốt lõi là: Sự đơn giản.Doanh số gần như chạm mức thấp nhất kể từ năm 1990. Sự ra mắt của các mẫu Macintosh như Quadra, Centris và Performa được coi là "một trong những chiến dịch quản lý tồi tệ nhất".
"Đầu tiên, nó có quá nhiều mô hình, với sự khác biết rất nhỏ trong thông số kỹ thuật. Vừa đưa ra quá nhiều mẫu máy khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn và làm tổn hại đến phương châm về sự đơn giản của Apple. Apple luôn đánh giá không cao nhu cầu đối với các mẫu máy phổ biến và đánh giá quá cao nhu cầu đối với các mẫu máy khác...".
Trong nỗ lực tìm kiếm một hệ điều hành tối giản, thanh lịch, Apple đã quyết định mua lại start-up NEXT. Giao dịch đó "đính kèm" món quà bất ngờ: Steve Jobes - người sáng lập Apples.
Trước tình hình ngặt nghèo, hội đồng quản trị Apples đã chọn Jobs trở thành CEO. Jobs quyết tâm đưa Apples trở lại con đường của sự đơn giản. "Chúng tôi đã xem xét lộ trình sản phẩm trong tương lai. Những gì chúng nhận thấy là 30% các sản phẩm cực kỳ tốt và khoảng 70% còn lại khá tốt hoặc là những việc chúng tôi không thật sự cần thực hiện", Steve Jobs nói.
Chính iPod và Phone là những sản phẩm giúp Apple trở thành "gã khổng lồ" về công nghệ như ngày nay. IPod 5GB là sản phẩm mở đầu cuộc cách mạng về MP3 - lưu trữ "1.000 bài hát trong túi của bạn". Và iPhone là sản phẩm thành công nhất, chiếm hơn 1/2 doanh số của hãng.
Jobs không thể dự đoán sự thành công của những sản phẩm này. Nhưng chính việc thiết lập lại Apple với những giá trị đã tạo nên thành công tuyệt vời của hãng. Steve Jobs đã tập trung tất cả nguồn lực của Apple để gắn kết những kỹ sư, nhà thiết kế tạo nên 30% sản phẩm "cực kỳ tốt" giúp Apple thành công vang đôi - iPhone và iPod.
Hãy tập trung vào 30% "cực kỳ tốt" trong cuộc sống của bạn
Cách tiếp cận tối giản của Jobs có vẻ giống quyết định cấp vĩ mô của một công ty lớn. Những thực sự, điều đó hoàn toàn có thể áp dụng vào cuộc sống của một cá nhân.
Tất cả chúng ta đều có những dự án, kế hoạch chiếm một phần lớn thời gian, nhưng đem lại kết quả rất ít. Tất cả chúng ta đều có những mối quan hệ khiến chúng ta phải bỏ ra nhiều hơn có thể nhận lại. Điều khiến những người như Steve Jobs trở nên khác biệt so với đám đông là khả năng loại bỏ những điều "khá tốt" và "chưa đủ tốt" ra khỏi cuộc sống, đầu tư để phát triển những thứ "cực kỳ tốt".
Một bài tập đơn giản có thể giúp bạn xác định những điều "cực kỳ tốt" đó là gì. Bạn chỉ cần tự hỏi bản thân: Nếu bạn phải kết thúc 70% mối quan hệ của mình, thì chúng là gì? Nếu bạn phải cắt giảm 70% dự định trong tương lai gần, thì bạn sẽ chọn cái nào? Nếu bạn phải cắt giảm 70% thời gian, bạn sẽ làm gì?
Trả lời trung thực những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định rõ ràng hơn phần nào trong cuộc sống đem lại giá trị nhiều nhất.
Chủ nghĩa tối giản bắt đầu bằng sự loại bỏ. Một khi bạn loại bỏ những thứ khiến bạn chậm lại, bạn có thể thay thế nó bằng những thứ giúp bạn phát triển. Điều khó khăn là bạn có thể phải từ bỏ những thứ "khá tốt" trong cuộc sống, bao gồm cả những thứ đã gắn bó với bạn từ khi còn nhỏ.