MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quyết tâm đi đào kênh dẫn nước về làng, cụ ông bị vợ và mọi người mỉa mai là "gã điên", 30 năm sau phải quay lại cảm tạ ông

13-11-2020 - 16:36 PM | Sống

Ông Laungi Bhuiya đã bất chấp lời chế nhạo của mọi người, tiếp tục công việc đào đất của mình để rồi 30 năm sau cả ngôi làng nằm ở phía Đông Ấn Độ phải cảm tạ ông.

Trong gần 30 năm, bà Ramrati Devi luôn gọi chồng mình, ông Laungi Bhuiya, 70 tuổi, là một "gã điên" không hơn không kém và làm tất cả mọi thứ, bao gồm cả việc bỏ đói ông, để ông có thể từ bỏ giấc mơ hão huyền mà tập trung hơn vào công ăn chuyện làm để nuôi sống gia đình.

Về phía người dân ở Kothilwa, ngôi làng khô cằn và nghèo nàn ở một góc hẻo lánh của bang Bihar, thì chẳng hề tin lời ông Laungi khi ông khăng khăng nói rằng một ngày nào đó, ông sẽ có thể dẫn nước vào nơi đây. Được biết, Kothilwa nằm cách thành phố lớn Gaya đến tận 80km là nơi lưu trú của gần 750 con người. Hầu hết đều sống trong những túp lều bùn.

Quyết tâm đi đào kênh dẫn nước về làng, cụ ông bị vợ và mọi người mỉa mai là gã điên, 30 năm sau phải quay lại cảm tạ ông - Ảnh 1.
Quyết tâm đi đào kênh dẫn nước về làng, cụ ông bị vợ và mọi người mỉa mai là gã điên, 30 năm sau phải quay lại cảm tạ ông - Ảnh 2.

Một con đường chật hẹp không được trải nhựa là con đường duy nhất dẫn đến Kothilwa. Ngôi làng này nằm gọn trong sự cằn cỗi, đá rải khắp nền đất đỏ, không thể trồng trọt thứ gì khác ngoài ngô và một số cây cần ít nước.

Ông Laungi sở hữu một mảnh đất nhỏ ở ngôi làng, luôn khăng khăng ông có thể đào một con kênh để chuyển hướng dòng nước từ suối trên đồi chảy về làng. Ngôi làng này vốn chỉ có một vài chiếc giếng không đủ phục vụ nhu cầu tưới tiêu. Nếu có thêm nguồn nước, ông Laungi và mọi người có thể trồng thêm rau và lúa mì, cải thiện cuộc sống.

Kế hoạch của ông Laungi bị vợ ông và người dân trong làng nghi hoặc, thậm chí mọi người còn thi nhau chế giễu cụ ông. Nhưng tất cả những lời đàm tiếu đó không thể ngăn cản quyết tâm của ông Laungi. Thế là ông xách theo dụng cụ đi đến ngọn đồi Bangetha gần làng và bắt đầu đào đất. Công việc gian khổ này không thể hoàn thành trong một sớm một chiều mà ông Laungi đã mất gần 3 thập kỷ, chỉ với dụng cụ thô sơ và lòng quyết tâm không ai có thể chuyển dời.

"Tôi luôn nổi nóng với chồng vì ông ấy không chăm lo cho các con. Chúng tôi luôn sống trong cảnh không tiền, không thức ăn" - vợ ông Laungi nói với tờ Al Jazeera.

Không lâu sau khi bắt tay vào đào kênh, ông Laungi đã trở thành một "gã điên" bị ám ảnh bởi giấc mơ mang nước về làng trong mắt của mọi người. Con trai ông Laungi, Brahmdeo, cho biết gia đình còn đưa cha anh đi "trừ tà". 3 trong số 4 người con của ông Laungi đã rời quê đi đến các thành phố khác để tìm việc.

Quyết tâm đi đào kênh dẫn nước về làng, cụ ông bị vợ và mọi người mỉa mai là gã điên, 30 năm sau phải quay lại cảm tạ ông - Ảnh 3.

Vợ ông Laungi từng xem chồng mình là "gã điên".

Trong lúc đó, ông Laungi vẫn tiếp tục công việc của mình. Ông biết nước mưa trút xuống các con suối trên đồi Bangetha và nước có thể được chuyển hướng chảy về làng. Trong suốt nhiều năm, ông Laungi ngày nào cũng đi lên đồi để đào đất.

Tháng 9 vừa qua, nhà báo địa phương Jai Prakash đã tìm đến ngôi làng Kothilwa để tìm gặp ông Laungi cũng như để tận mắt ngắm nhìn thành quả của quá trình gian khổ kéo dài 30 năm của ông. Đó là một con kênh nhỏ dài 3 cây số nhưng buộc phải ngừng công việc đào bới khi chỉ còn cách làng 1 cây số.

Sau khi câu chuyện của ông Laungi được đăng lên tờ báo địa phương Hindi vào ngày 3/9, ngôi làng Kothilwa trở thành một điểm đến nóng sốt thu hút nhà báo, lãnh đạo, nhân viên xã hội và các nhà hoạt động. Tất cả mọi người đều muốn đến gặp ông Laungi. Sau đó, chính quyền địa phương đã hỗ trợ mở rộng con kênh đào, chung tay giúp ông Laungi đạt được ước mơ của mình.

Quyết tâm đi đào kênh dẫn nước về làng, cụ ông bị vợ và mọi người mỉa mai là gã điên, 30 năm sau phải quay lại cảm tạ ông - Ảnh 4.

Cũng trong thời gian đó, cựu Bộ trưởng Jitan Ram Manjhi của bang Bihar đã đến thăm ngôi làng và hứa với ông Laungi rằng ông sẽ được Tổng thống Ấn Độ công nhận. Những người dân trong làng có mặt và kêu gọi ông Jitan xây dựng bệnh viện và con đường đặt theo tên của ông Laungi.

Chưa dừng lại ở đó, ông Laungi còn nhận được món quà đặc biệt là một chiếc máy kéo đến từ vị Chủ tịch Tập đoàn ô tô Mahindra, Anand Mahindra. Được biết, đó cũng là ước của ông Anand muốn được sở hữu một chiếc máy kéo sau khi hoàn tất đào kênh tưới tiêu.

"Gia đình tôi từng nghĩ cha bị nhập. Mọi thứ giờ đây đã thay đổi, chúng tôi đã được hỗ trợ một khoản tiền nhờ vào việc cha đã làm" - con trai ông Laungi nói.

Giờ đây, thay vì bị coi là một "gã điên" thì ông Laungi lại được mọi người tôn vinh là "Người nước", "Người sông".

(Nguồn: Al Jazeera)

Theo Thái Anh

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên