Ra đi vì cảm thấy không còn phù hợp, chàng kỹ sư lập startup đối đầu với công ty cũ và vừa được định giá 1 tỷ USD
uy nghĩ của Yuan là nếu như Cisco muốn phục vụ những hợp đồng khổng lồ, bán cho họ các gói giải pháp phức tạp thì Zoom sẽ phục vụ các công ty nhỏ - thị trường đang bị bỏ qua.
- 06-12-2016Thái Lan sắp lập sàn chứng khoán dành riêng cho startup, niêm yết không cần biết doanh thu, lợi nhuận
- 01-11-2016Nỗi buồn khó nói của Startup: Mất vợ hay bạn gái vì lúc nào cũng mệt mỏi
- 05-10-2016Khổ như làm startup ở Trung Quốc
Có lẽ 2017 sẽ là một năm tốt đẹp với Zoom – công ty khởi nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ hội nghị trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ, tiến tới cạnh tranh trực tiếp với WebEx của Cisco.
Tuần trước, công ty có trụ sở ở San Joe vừa huy động được 100 triệu USD trong vòng gọi vốn được thực hiện bởi Sequoia Capital. Với mức định giá 1 tỷ USD, Zoom trở thành “unicorn” (công ty kỳ lân) mới nhất của thung lũng Silicon.
Zoom cũng thông báo đang phục vụ 450.000 doanh nghiệp, trong đó có Uber và SolarCity. Kết thúc năm 2016, Zoom có 2 quý liên tiếp ghi nhận dòng tiền dương.
Sau đó vài ngày, một unicorn khác là Okta công bố báo cáo cho thấy trong năm 2016, Zoom là ứng dụng tăng trưởng nhanh nhất về số lượng người dùng. Trước đó danh hiệu này thuộc về Slack.
Mới đây Eric S. Yuan - CEO của Zoom – đã trả lời phỏng vấn với Business Insider, chia sẻ về ý tưởng của mình khi thành lập Zoom và về những dự định trong thời gian sắp tới.
Nhà sáng lập kiêm CEO của Zoom, Eric S. YuanZoom.
WebEx là ứng dụng cung cấp dịch vụ họp nhóm trực tuyến nổi tiếng khắp thế giới, được phát trển bởi Cisco. Yuan đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cấp cao của WebEx trong suốt 10 năm, từ 1997 đến 2007, cho đến khi Cisco thâu tóm WebEx.
Nhưng theo Yuan, đến năm 2011, anh cảm thấy không còn hứng thú với công việc. Cisco tập trung quá nhiều vào việc bán những sản phầm phần cứng đắt đỏ và phức tạp nhưng quá chậm chạp khi xử lý phần mềm hỗ trợ người dùng trong bối cảnh nhu cầu sử dụng dịch vụ họp nhóm trực tuyến tăng mạnh. Yuan cho rằng vế sau mới là thứ mà khách hàng cần đến.
Cuối cùng Yuan đã cùng với một số kỹ sư của WebEx và thành lập nên Zoom. Suy nghĩ của Yuan là nếu như Cisco muốn phục vụ những hợp đồng khổng lồ, bán cho họ các gói giải pháp phức tạp thì Zoom sẽ phục vụ các công ty nhỏ - thị trường đang bị bỏ qua.
Hệ thống của Zoom vẫn có tốc độ cao kể cả khi có hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn người tham gia cuộc họp từ nhiều thiết bị khác nhau. Zoom còn tập trung đảm bảo tính bảo mật. Ứng dụng của họ còn rất dễ sử dụng, tương thích với mọi thiết bị từ máy tính để bàn đến các thiết bị di động và thậm chí cả bảng trắng. Và không giống như WebEx của Cisco, người dùng còn có thể chia sẻ màn hình iPhone hay iPad trong khi thực hiện cuộc gọi với Zoom.
Ông chủ của Zoom chia sẻ từ khi ra đời đến nay, công ty chưa đầu tư nhiều tiền cho việc quảng bá sản phẩm. Yuan dự định sẽ dùng 100 triệu USD vừa huy động được để thay đổi điều này, đầu tư vào khâu marketing. Zoom cũng có kế hoạch mở văn phòng ở nước ngoài.
Nhưng Yuan cũng ý thức những điều cần thiết để tạo nên thành công cho các startup ở thung lũng Silicon. Anh nhận thức rất rõ công ty của mình đang “đốt cháy” bao nhiêu tiền mặt và thích tập trung vào những yếu tố cơ bản mang tính bền vững chứ không phải những thứ hào nhoáng. Theo Yuan, một công ty tăng trưởng chậm nhưng bền vững còn có giá trị hơn một công ty vụt lớn trong thời gian ngắn để rồi đổ vỡ.
“Chúng tôi không muốn Zoom phát triển quá nhanh”, anh nói.
Về mức định giá 1 tỷ USD, anh nhanh chóng bác bỏ ý niệm cho rằng nên đánh giá một công ty dựa trên những con số mà nhà đầu tư đưa ra. “Vậy thì sao chứ? Mức giá trị đó chẳng đem lại lợi ích gì”.