MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Rằm tháng 8 phải thưởng bánh uống trà nhưng 5 kiểu người này không nên ăn bánh trung thu kẻo "tự hại thân"

18-09-2021 - 11:15 AM | Sống

Rằm tháng 8 phải thưởng bánh uống trà nhưng 5 kiểu người này không nên ăn bánh trung thu kẻo "tự hại thân"

Ăn nhiều bánh trung thu có tốt không? 5 kiểu người này nên cân nhắc kĩ lưỡng khi ăn bánh trung thu, tránh rước bệnh vào người.

Ai không nên ăn bánh trung thu?

Người bụng yếu, dễ ngộ độc thực phẩm

Bánh trung thu có rất nhiều thành phần, trong đó lượng đường bột, đạm trong bánh khá cao. Nếu bảo quan không tốt, các thành phần của bánh rất dễ biến chất, mốc, gây hại cho đường tiêu hóa. Vì vậy, những người có bụng dạ yếu, không nên ăn nhiều bánh trung thu. Đặc biệt, nên mua bánh trung thu chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để tránh rủi ro.

Người béo phì, thừa cân

Thành phần dinh dưỡng của bánh trung thu rất giàu năng lượng từ đường và chất béo nên đối với những người thừa cân, béo phì nên rất hạn chế. Bởi mỗi chiếc bánh dẻo, bánh nướng chứa rất nhiều đường bột, có thể cung cấp mức calo bằng 2 – 3 bát cơm (một bát cơm 258 g), có thể gây tăng đường huyết rất nhanh.

Rằm tháng 8 phải thưởng bánh uống trà nhưng 5 kiểu người này không nên ăn bánh trung thu kẻo tự hại thân - Ảnh 1.

Người béo phì thừa cân không nên ăn bánh trung thu

Một chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm nặng khoảng 170gam chứa: 566kcal, 16,3g đạm, 6,6g lipid, 110,2g glucid. Một bánh dẻo một trứng đậu xanh trứng khoảng 176g chứa: 648 Kcal, 5g lipid, 19,5g protid và 80,6g glucid.

Một bánh nướng 176g thập cẩm cung cấp 706kcal, 18g đạm, 31,5g lipid và 87,5g glucid.

Một bánh nướng đậu xanh một trứng 176g cung cấp 648 Kcal, 19,5g protid, 27,5g lipid, 80,6g glucid.

Người béo phì, thừa cân, ăn nhiều bánh trung thu có thể gây ra rối loạn chuyển hóa, bệnh tiểu đường. Đối với trẻ béo phì, rối loạn dung nạp glucose, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi ăn nhiều bánh trung thu rất cao. Đối với trẻ biếng ăn, một miếng bánh trung thu ăn lúc đó có thể khiến đường huyết tăng nhanh, trẻ mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính và khiến tình trạng biếng ăn nghiêm trọng hơn.

Người bị bệnh dạ dày

Bánh Trung thu thường được làm khá ngọt, nhiều chất béo, nếu chúng ta ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ dẫn đến nóng rát cổ họng, dạ dày không kịp tiêu hóa. Cuối cùng dẫn đến tình trạng ợ chua nặng hơn có thể trào ngược dạ dày hay buồn nôn, khó tiêu.

Hàm lượng chất béo khá cao trong bánh khiến cho hệ thống tiêu hóa phải sản xuất lượng axit lớn và sinh nhiệt. Vì vậy, với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn nhiều loại bánh này.

Người bị cao huyết áp, mỡ máu

Các bác sĩ đều khuyên rằng, người mắc bệnh huyết áp, mỡ máu, bệnh tim mạch không nên ăn bánh trung thu. Chất béo, đường bột trong bánh có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim, thậm chí là gây ra nhồi máu cơ tim.

Hơn nữa, phần trứng muối trong nhân bánh có chứa lượng cholesterol lên tới 600 – 1.500mg. Chỉ cần ăn 1 lòng đỏ trứng muối là đã nạo vào cơ thể vượt qua mức 400 mg hàng ngày được khuyến nghị cho người bị tăng huyết áp, tim mạch vành và mỡ máu. Việc ăn nhiều loại bánh này có thể khiến những biểu hiện bệnh huyết áp, tim mạch ngày càng trầm trọng.

Người có cơ địa dị ứng, dễ nổi mụn

Bánh trung thu chứa hàm lượng đường rất cao, nên những người bị có cơ địa dị ứng, viêm dạ dị ứng, dễ bị mụn trứng cá và các vấn đề về da khác cần rất cẩn trọng khi ăn bánh. Bởi khi cơ thể hấp thu quá nhiều chất béo, đường từ bánh có thể khiến tăng bài tiết của tuyến bã nhờn, dễ gây dị ứng.

3 lưu ý khi ăn bánh Trung thu

- Đừng ăn quá nhiều

Bánh trung thu chứa rất nhiều calo. Vì thế, bạn nên kiểm soát lượng bánh mình ăn vào để tránh tình trạng đầy bụng khó tiêu.

- Không ăn bánh trung thu thay cơm

Khi có quá nhiều bánh trung thu, nhiều người chọn ăn bánh thay cho bữa chính. Nhưng điều này hoàn toàn không nên. Bởi trong bánh trung thu chỉ có đường bột, chất béo, đạm và hầu như không thể cung cấp chất xơ, các vitamin cần thiết cho cơ thể. Ăn bánh trung thu thay bữa ăn chính có thể khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, ngày càng cảm thấy mệt mỏi, thèm ngọt hơn.

- Điều chỉnh thực đơn trong ngày thích hợp

Kh bạn ăn bánh trung thu, hãy chú ý tới mức năng lượng nó cung cấp cho cơ thể và điều chỉnh các bữa ăn khác trong ngày để cân bằng dinh dưỡng. Khi đã ăn bánh, bạn nên hạn chế các loại đồ ăn vặt, đồ ngọt khác, hạn chế ăn thịt, đồ nhiều mỡ trong bữa ăn chính...

- Ăn kèm với hoa quả, uống trà để điều vị

Rằm tháng 8 phải thưởng bánh uống trà nhưng 5 kiểu người này không nên ăn bánh trung thu kẻo tự hại thân - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Dùng bánh trung thu cùng trà có thể giúp cân bằng vị giác, cải thiện tiêu hóa. Uống trà cũng giúp đào thải bớt độc tố ra khỏi cơ thể và đặc biệt là ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa, chất béo.

Ngoài bánh trung thu thì bưởi cũng là một món đậm chất rằm tháng tám. Bưởi là một loại quả có hàm lượng vitamin C cao. Vậy nên, khi ăn bưởi kèm với bánh trung thu để giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, bưởi cũng sẽ giúp bạn kiểm soát lượng bánh trung thu nạp vào cơ thể.

Hãy ăn bánh trung thu một cách lành mạnh, kết hợp thực đơn kéo léo để thỏa mãn vị giác mà không ảnh hưởng sức khỏe, không gây hại cho cơ thể.

Theo Sohu

Phương Thu

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên