Rất nhiều người đang cảm thấy: Đi làm mãi không hết việc, sếp có cảm giác trả lương quá cao nên luôn đòi hỏi nhưng thưởng ở đâu, có thể thăng tiến không?
Công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại, không có thách thức nhưng đầy áp lực từ cấp trên, đó chính là công việc của những người không có động lực.
- 09-12-2021Có lúc mất hơn 20% giá trị chỉ trong vài giờ và thường xuyên biến động, những người được trả lương bằng Bitcoin 'dở khóc dở cười'
- 09-12-2021Tại sao công ty thà tăng lương cho người mới, hơn là trả tiền thêm giờ cho người cũ?
- 07-12-2021Bí quyết làm giàu kỳ lạ của người Do Thái: trả lương công nhân cao hơn 20% so với thị trường, trong 3 năm mở liên tiếp 4 nhà máy
Có rất nhiều bạn trẻ cảm thấy bị mắc kẹt trong hoàn cảnh này. Họ đổ lỗi cho việc chơi chưa đủ đã bị buộc trở thành người lớn, tâm lý chưa vững đã phải bước vào vòng hiện thực bị tiền và các mối quan hệ quyền lực thao túng. Và những người này thường làm việc tại các công ty lôm côm ở các thành phố nhỏ. Lý do mà số đông người đưa ra cũng rất đơn giản, vì lương không đủ sống qua ngày, vì những gì được trả không tương xứng với những gì nhận được.
Với mức lương hàng tháng là 4 triệu, lãnh đạo muốn bắt bạn dùng 300% năng lực cho số lượng công việc tương đương với mức lương 10 triệu với lời động viên: “Nếu em làm tốt, đây chính là kinh nghiệm em có được khi cống hiến tại công ty này.” Đặc biệt là ở một thành phố nhỏ cấp ba, cấp bốn, mọi công việc tốt đều phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ cá nhân. Hoàn cảnh của người khác ở chỗ khác thì không biết, nhưng tình hình tại những thành phố như thế này sẽ khiến người trẻ không bao giờ có động lực, vì động lực của các bạn đã bị các vị lãnh đạo bóp nghẹt từ trong nôi rồi.
Nhìn những đồng nghiệp xung quanh tôi, không ai trong số họ có động lực, và lý do rất đơn giản, kết quả của việc có động lực là: không có phần thưởng nào cả, thưởng bằng miệng. Thăng chức? Đến mơ cũng chẳng thấy.
(Ảnh minh hoạ)
Đây là năm thứ hai tôi làm việc tại công ty này, thời gian sẽ chỉ mài mòn tất cả sức lực của bạn và khiến bạn nhận ra thực tế. Phần thưởng lớn nhất khi làm việc ở đây là: nếu bạn nghiêm túc, bạn sẽ thua. Trong những công ty mà bạn dễ dàng nhìn thấy nhân viên không có động lực, đó là nơi tập trung những người tuy có chức vụ ứng tuyển cụ thể nhưng công việc thực tế thì cái gì cũng đến tay. Nói cách khác, số lượng công việc chỉ tăng chứ không bao giờ giảm, và bạn sẽ phải tăng ca kể cả khi ốm đau.
Một số người có thể nghĩ rằng họ siêng năng như vậy, sớm muộn gì cũng nên được thăng chức. Không, không có cơ hội. Bởi vì ở những thành phố các mối quan hệ đặt lên hàng đầu như thế này thì bố mẹ của các nhân viên đứng đầu các công ty, tổ chức đều là người có tiếng có miếng. Một người xuất thân chân lấm tay bùn, vào được công ty nhờ thông qua 7749 vòng liệu có phần hay không?
Làm trong môi trường thăng tiến công việc rất khó, lương thưởng cũng chẳng đủ để níu kéo, áp lực lại không phải dạng vừa thì bạn có đủ động lực để tiếp tục hay không? Tình trạng như vậy sẽ gây ra một việc, đó là công việc bị tồn đọng, không ai muốn giúp đỡ nhau, phân bổ công việc không đồng đều, lãnh đạo giao việc thì nhân viên tìm mọi cách để né tránh.
Công việc tồn đọng thì làm thêm giờ là điều không thể tránh được. Không những giờ nghỉ trưa quý giá bị đoạt mất, mà phải làm việc đến 9, 10 giờ đêm mới về đến nhà nhưng không có phụ cấp tăng ca cũng trở thành điều hiển nhiên.
(Ảnh minh hoạ)
Vị trí công việc giao cho bạn có tên, nhưng không có giới hạn bạn có thể làm được, sếp của bạn có cảm giác ngày nào cũng bị trả lương quá cao nên phải yêu cầu bạn làm thêm. Đôi khi bạn cũng mong muốn có chút động lực, nhưng ngọn lửa yếu ớt vừa được nhen nhóm lên lại bị dập tắt bởi một gáo nước lạnh vô thưởng vô phạt vì tâm lý yếu kém thêm bản tính chây lười.
Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng, động lực trong công việc cũng dựa trên hiện trạng và môi trường bên ngoài, nếu môi trường hứa hẹn để bạn được thăng chức hoặc đạt được một số thành tựu, tôi nghĩ hầu hết mọi người sẽ rất có động lực làm việc.
Tất nhiên, không chỉ ở các thành phố nhỏ, tình trạng cảm thấy không có động lực làm việc ở người trẻ tại thành phố lớn cũng không ít. Nhưng ở các thành phố đó, họ có nhiều cơ hội được thử sức tại các môi trường khác nhau. Cho nên, chỉ cần cảm thấy không phù hợp, mất động lực, họ liền tìm cách tìm động lực ở một môi trường khác, tìm cho đến khi nào cảm thấy “đúng người, đúng nơi” thì sẽ dừng lại. Có khi, quá trình này lại kéo dài mãi cho đến khi họ quyết định làm freelancer hoặc khởi nghiệp, tự mình làm công việc mình thích.
Nhưng nếu bạn vứt bỏ những lợi ích tinh thần hoặc những thứ mình đạt được nhờ hoàn thành công việc này, và kết quả thực tế là không có gì cả, thì tất nhiên bạn làm gì có quyền tức giận vì cảm thấy bị bóc lột trong khi chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình chứ. Vòng tròn tìm kiếm động lực, động lực bị dập tắt, mất động lực rồi lại tìm kiếm sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn đích thực. Ai sẽ là người dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của mình để tìm động lực ở một môi trường mới?
Pháp luật và bạn đọc