Rau cải xanh rất tốt nhưng 6 đối tượng này nên thận trọng khi ăn
Mặc dù rau cải xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này.
- 06-01-20216 cách làm sạch phổi, cải thiện đường hô hấp "trong một nốt nhạc" mà không tốn kém
- 06-01-2021Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã cấp cứu thành công cho bé trai 3 tuổi bị đột quỵ não
- 06-01-2021Miền Bắc lại chuẩn bị đón đợt lạnh mới, nhưng đợt rét đậm này có phần khác biệt, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ những lời dặn dò từ bác sĩ
Mùa đông luôn là mùa của những món rau xanh đặc trưng, trong đó rau cải xanh là loại rau được yêu thích vì có vị cay, giòn rất khác biệt. Loại rau này thường được sử dụng để nấu canh, muối chua hay ăn sống cùng phở cuốn, bánh xèo... món nào cũng rất đưa cơm.
Rau cải xanh ngoài là thực phẩm thì còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong đông y rau cải xanh có vị hơi cay đắng, tính ấm; vào kinh phế. Giới tử vị cay, tính ấm; vào kinh phế. Cải xanh có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, có công dụng trừ độc tiêu nhọt, chữa ho, phòng cảm mạo, chữa xuất huyết dạ dày .
Rau cải xanh ngoài là thực phẩm thì còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Còn trong y học hiện đại, rau cải được chứng minh có chứa nhiều vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin, giàu canxi... tốt cho sức khỏe người ăn. Mặc dù rau cải xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này.
Dưới đây là nhóm người cần cân nhắc kỹ trước khi ăn rau cải.
1. Bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày
Lương y Bùi Đắc Sáng khuyên những bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày, bị đầy bụng, chướng hơi thì nhất định không nên ăn nhiều rau cải kẻo dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống, để phòng ngừa thì tốt nhất nên nấu chín trước khi ăn.
2. Những người sức yếu, sốt nóng
Bệnh nhân sức yếu, sốt nóng, yếu phổi ho khan không dùng rau cải kẻo làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng, cơ thể thêm mệt mỏi.
Bệnh nhân suy giáp không nên dùng rau cải xanh.
3. Bệnh nhân bị suy giáp
Dù rau cải chứa nhiều vitamin A, K, rất tốt cho chức năng hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên, nhóm người đang điều trị bệnh suy giáp dù muốn cũng nên tránh ăn nhiều bởi rau cải có chứa goitrin - một chất có thể gây bướu cổ, có thể khiến bệnh tuyến giáp hoặc bướu cổ trầm trọng hơn.
Nếu muốn, bệnh nhân suy giáp, bướu cổ chỉ nên ăn một liều lượng vừa phải. Trước khi ăn cần ngâm rửa thật kỹ rồi mới chế biến để loại bỏ hết chất goitrin trên rau.
4. Bà bầu nên thận trọng khi ăn
Bà bầu ăn rau xanh và hoa quả rất tốt nhưng khi ăn nên chọn lọc bởi rau cải là loại rất dễ sâu bọ vì vậy nguy cơ phun thuốc cao. Theo các chuyên gia, bà bầu chỉ nên ăn rau cải có nguồn gốc rõ ràng, tự trồng tại nhà, trước khi ăn cần ngâm rửa kỹ để loại bỏ hết chất hóa học nếu có. Ngoài ra, rau cải xanh ăn sống hay rau cải muối đều không thích hợp với trẻ em, phụ nữ có thai.
5. Những người đang mắc bệnh đường tiêu hóa
Nếu đang mắc các bệnh về viêm đường tiêu hóa thì tốt nhất bạn không nên ăn rau cải sống, kể cả khi đã muối như như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.
6. Người bệnh gút thận trọng khi ăn
Mỗi loại thực phẩm có hàm lượng purin khác nhau. Các loại rau cải có hàm lượng purin ở nhóm B, 50 - 150mg/100g. Trong khi đó, các thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gút cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng loại rau này.
Ngoài ra, vào mùa đông khi lựa chọn rau cải xanh, bạn nên chọn loại cải non, lá xanh, mỏng, cuống to. Bên cạnh đó, cần cẩn thận khi ăn sống vì loại này thường được bón phân có chứa nhiều nitrat. Không nên để rau cải đã nấu chín vì lượng nitrat trong rau cải có thể bị biến đổi thành nitrite, gây hại cho sức khỏe người ăn.
Phụ nữ Việt Nam