Rau siêu thị: Giá cao nhưng có thực sự an toàn?
Giá rau an toàn bán tại siêu thị thường cao hơn ở chợ. Tuy nhiên, liệu những sản phẩm này có thực sự an toàn?
- 04-04-2016Vùng rau sạch lớn nhất Hà Nội: Rau độc, rau sạch trông chờ... lương tâm
- 20-02-2016Làng rau sạch phấn khởi vì giá kỷ lục
- 15-01-2016"Hô biến" rau bẩn thành rau sạch: Biết tin vào ai?
Rau là thực phẩm thiết yếu của tất cả các gia đình. Khi thực phẩm bẩn ngày càng lan tràn trên thị trường thi rau bán trong siêu thị lại càng đắt hàng bởi mác rau an toàn , bất chấp việc giá rau tại siêu thị thường đắt hơn ở chợ. Tuy nhiên, một câu hỏi cần đặt ra là liệu mua rau tại siêu thị đắt hơn có là bảo chứng cho việc rau an toàn?
Để có kết quả khách quan, 10 mẫu rau lấy từ các vùng trồng rau an toàn thuộc Thanh Trì, Mê Linh, Đông Anh đã được đưa đi kiểm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) và Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội. Tuy nhiên, điều bất ngờ là kết quả hai đơn vị này trả về lại trái ngược nhau.
Theo kết quả của Viện kiểm nghiệm sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, cả 10 mẫu rau đều không phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu và kim loại nặng, chỉ chứa các vi khuẩn e-coli, coliform. Song đây đều là những loại rau ăn chín nên sau khi nấu vẫn an toàn. Trong khi đó, với kết quả từ Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội, 3/10 mẫu rau vẫn còn tồn dư hoạt chất deltamethrin, trong đó mẫu cải xanh có lượng tồn dư chất này gập 3 lần ngưỡng an toàn.
Được biết, deltamethrin được xếp vào mức độc cao, phổ biến trong thuốc trừ sâu. Người ăn phải rau còn tồn dư nhiều chất này có thể bị ngộ độc. Trước sự khác nhau giữa hai kết quả này, các chuyên gia cho rằng kết quả xét nghiệm khác nhau do phụ thuộc rất nhiều vào cách lấy mẫu.
Thâm nhập tình hình thực tế tại vùng trồng rau an toàn Mê Linh (Hà Nội), chúng tôi đã ghi nhận được hiện tượng trộn nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật với nhau hay thu hoạch dù chưa đủ ngày cách ly ở một vài hộ trồng rau. Tại đây, chính các cán bộ ngành bảo vệ thực vật cũng cho biết không thể kiểm soát được việc sử dụng thuộc bảo vệ thực vật của người dân ở các vùng rau an toàn ngoài nỗ lực tuyên truyền, tập huấn.
“Chúng tôi tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho bà con nông dân về các kỹ thuật trồng rau an toàn qua các hệ thống phát thanh của xã”, bà Lê Thị Kim Oanh – Phó Trường phòng Quản lý chất lượng nông sản, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết.