Rời đô thị lớn, giới trẻ Trung Quốc đổ xô về thành phố nhỏ này để tìm kiếm sự cân bằng: Làm việc ít đi, mỗi tháng chi 8 triệu VNĐ cũng đủ sống
"Thành phố hạnh phúc nhất Trung Quốc", "Thành phố có cuộc sống tốt đẹp", "Thành phố thoải mái",... là những danh hiệu gắn liền với Dương Châu (Trung Quốc). Với dân số chỉ khoảng 4,5 triệu người, nơi đây đang dần trở thành địa điểm sống lý tưởng của nhiều thanh niên.
- 14-01-2022Nhà nông thôn đơn sơ rao bán giá gần 20 tỷ, dân tình ngó vào trong mới trầm trồ vì ẩn chứa một bí mật không ai hình dung ra
- 11-01-2022Ngôi nhà ‘mềm mại’ như nhung, kiến trúc hữu cơ thiết kế tuân theo sự chuyển động của mặt trời, bước vào chỉ có thể thốt lên 2 từ: KIỆT TÁC!
- 11-01-2022Cặp vợ chồng thiết kế nhà di động từ một chiếc xe van, dùng tới 90% các vật liệu tái chế, vi vu cả thế giới mà vẫn tiết kiệm chi phí
Năm 2020, lần đầu tiên sau sau 10 năm, số lượng dân chuyển đến Dương Châu (Trung Quốc) nhiều hơn số lượng rời đi. Nhịp sống đô thị nhẹ nhàng, kết hợp với bề dày lịch sử văn hóa đã biến Dương Châu là một điểm đến hấp dẫn cho những người làm nghề tự do.
Giá cả sinh hoạt ở Dương Châu tương đối thấp, thời gian để di chuyển không nhiều, trong khi phong cách và không khí lại rất dễ chịu. Tại đây, bạn sẽ không bị cuốn theo guồng quay của cuộc sống hiện đại, có thể sống một cuộc đời của chính mình một cách tự do.
***
Năm 2013, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, Hàng Thụ Chí trở về quê nhà Dương Châu, thực tập tại một tòa soạn báo. Tình cờ thấy một ngôi nhà cổ rộng 50m2 trên phố có giá tiền cho thuê chỉ 1.200 NDT, anh quyết định thuê nơi này trong 5 năm. Anh bỏ việc, mở một hiệu sách nhỏ với số vốn khoảng 50.000 NDT.
Từ một người chưa từng kinh doanh, Thụ Chí từng bước trở thành ông chủ, vừa bán sách vừa bán cà phê. Anh mua điều hòa đã qua sử dụng, chuyển sách của gia đình đến cửa hàng, lại được bạn tặng máy pha cà phê.
"Bất kể đi đâu, tôi luôn chú ý đến những cửa hàng nhỏ nhưng tinh tế, mang đặc trưng địa phương. Dương Châu có bề dày lịch sử văn hóa như vậy, cũng phải có tiệm sách với phong cảnh đẹp", Thụ Chí cho biết.
Mỗi ngày, Thụ Chí làm việc từ 11h sáng cho đến khi hiệu sách đóng cửa. Anh ở cửa hàng khoảng 340 ngày mỗi năm. Thời gian còn lại, anh đi đây đi đó để nhìn ngắm thế giới.
Thụ Chí mỗi ngày đều ra khỏi nhà lúc 10:45 sáng, 11:00 bắt đầu mở cửa, ở đây cho đến tận khi đóng cửa. Anh ở cửa hàng khoảng 340 ngày mỗi năm, Thời gian còn lại, anh đi đây đi đó để nhìn ngắm thế giới.
Thụ Chí coi kiếm tiền là cách để duy trì cuộc sống, không phải là hoạt động kinh doanh. Anh sẵn sàng dành cả đời mình cho việc này, chỉ sợ giá thuê mặt bằng ngày càng tăng lên khi thành phố trở nên đông đúc hơn.
Ngoài ra, Thụ Chí còn cùng một vài người bạn tự thiết kế và xây dựng hoa viên. Đây vừa là nơi làm việc, vừa là nơi nghỉ ngơi của anh. Anh cũng đang xây dựng một homestay để cho thuê trong tương lai.
Hàng Thụ Chí
***
Trong 10 năm qua, số lượng người trẻ đổ về Dương Châu ngày càng nhiều, trong đó có Lục Quảng Phi. Anh từng theo học ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, nhưng đã bỏ công việc văn phòng nhàm chán vào tháng 9/2021 để mở tiệm sách của riêng mình.
Sách bán trong cửa hàng chủ yếu liên quan đến văn học, lịch sử, triết học, khoa học xã hội, nghệ thuật và văn học địa phương. Khách hàng đều là giáo viên trẻ, sinh viên và những người có niềm đam mê đặc biệt với sách.
"Mặc dù nhóm độc giả này rất nhỏ, nhưng nếu tôi cung cấp sách và dịch vụ chuyên nghiệp hơn, tôi vẫn có thể tạo ra một nguồn thu lớn", anh chia sẻ.
Khung cảnh Dương Châu 4 mùa
Quảng Phi đến tiệm lúc 10h sáng, đóng cửa vào khoảng 8-9h tối. Ở hiệu sách, anh thường ngồi phân loại và giao hàng, viết bài quảng cáo về sách lên mạng xã hội. Vào thời gian rảnh, anh mở lớp dạy hát côn khúc cho thanh thiếu niên trong thành phố.
"Dương Châu mang lại cho tôi cảm giác ổn định. Đây là một thành phố nhỏ, không mất quá nhiều thời gian để di chuyển, chi phí sinh hoạt tương đối thấp, Quang Phỉ nhận xét.
"Sau khi tan sở, thanh niên có nhiều thời gian và không gian hơn cho bản thân thư giãn. Tất nhiên, để có được sự hưởng thụ tinh thần, bạn cũng vẫn phải phấn đấu để có thu nhập cao hơn".
Theo Quảng Phi, tuy Dương Châu không phát triển như Bắc Kinh hay Thượng Hải, nhưng vẫn thu hút được nhiều bạn trẻ yêu thích văn hóa truyền thống đến sinh sống và khởi nghiệp.
"Đa số họ cũng như tôi, thích Dương Châu và đam mê kinh doanh. Họ kiếm sống bằng sở thích của mình. Điều đó tương đối đơn giản để nghĩ, không cần đánh đổi quá phức tạp", anh nói.
Lục Quảng Phi
Niềm vui của Quảng Phi đến từ sự "chậm chạp" và "nhàm chán".
"Dù làm việc vì côn khúc hay hiệu sách, chúng tôi đều tiến hành từ từ và mang những điều tốt đẹp cho những người cần chúng. Họ hạnh phúc thì chúng tôi thấy vui vẻ. Công việc này rất vất vả và dường như chẳng kiếm được bao nhiêu. Thế nhưng, 1-2 năm sau, khi nhìn lại, tôi có thể thấy rằng mình đã tiến xa hơn những người khác."
***
Theo Hàng Thụ Chi, Dương Châu là thành phố rất phù hợp với "dân du mục kỹ thuật số". Họ là những người không cần làm việc ở địa điểm cố định, chủ yếu sử dụng Internet để hoàn thành công việc. Di chuyển từ thành phố này đến các đô thị lớn cũng chỉ mất khoảng 2 tiếng bằng tàu cao tốc hoặc tàu điện ngầm, lại có sẵn sân bay quốc tế. Chi phí sinh hoạt từ 2.000 NDT đổ lên là coi như đủ sống.
Chính vì vậy, Trịnh Hưng - một ca sĩ trẻ - đã chọn Dương Châu làm điểm nghỉ chân của mình. Khi cần thu âm, anh sẽ đến Bắc Kinh hoặc Quảng Châu. Những ngày còn lại được anh dùng để đọc sách, xem phim và lên sóng livestream.
"Tôi không nghĩ những người làm âm nhạc phải sống ở các đô thị lớn. Ở đây, tôi được thoải mái và có nhiều thời gian hơn cho gia đình và bản thân", anh nói.
Trịnh Hưng
Thỉnh thoảng, chàng trai sinh năm 1992 này cũng nhớ không khí sôi động của các thành phố lớn. Bạn bè đồng trang lứa đã lần lượt mua nhà và lập gia đình, trong khi thu nhập từ âm nhạc của anh còn chưa đủ để gửi về cho bố mẹ.
"Tôi lo lắng, nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc. Tôi biết ơn cha mẹ và môi trường đã cho tôi được sống thành thật với bản thân, dùng âm nhạc để chữa lành trái tim và trưởng thành thay vì kiếm tiền".
Từng sống ở Nhật Bản và Mỹ khi còn trẻ, Hân Lực cuối cùng lại chọn Dương Châu làm bến đỗ cuối trong cuộc đời mình. Sau nhiều đợt công tác, cô và con trai chuyển hẳn tới đây sống, vừa để tránh không khí ô nhiễm của Bắc Kinh, vừa tận hưởng khung cảnh hiền hòa của thành phố nhỏ.
Sống trong một căn nhà trên đồi, Hân Lực có nhiều thời gian để quan sát thiên nhiên. Phong cảnh hữu tình đã khiến cho tâm trạng của người phụ nữ này nhẹ đi phần nào.
"Tôi ngày càng muốn hiểu biết và khám phá hơn. Tôi đã nghĩ thông suốt được nhiều chuyện, buông bỏ không ít hư vinh trong lòng, tò mò và tập trung hơn vào bản thân, chẳng còn ham muốn công danh lợi lộc".
Hân Lực
Giống như mẹ, cậu con trai sinh năm 1992 của Hân Lực cũng tìm thấy bình yên ở Dương Châu. Khoảng 2-3 năm trước, anh cảm thấy thiếu động lực nên đã bỏ công việc bận rộn ở Bắc Kinh và đến thành phố nhỏ này để nghỉ ngơi trước khi sang Mỹ du học.
Tại đây, Hân Lực và con trai cùng nhau ngắm cảnh, chụp ảnh và viết sách, sống một cuộc đời an nhiên, tự tại.
"Tâm hồn chúng tôi thêm ổn định, mối quan hệ với cuộc sống cũng trở nên sâu sắc hơn", cô nói.
Khi được hỏi rằng biết đâu sau này sẽ rời khỏi Dương Châu, Hân Lực lơ đãng trả lời: "Không biết được. Bạn thích hợp với thành phố nào còn tùy thuộc vào bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời. Trên đời vẫn còn rất nhiều điều để chúng ta khám phá".
(Theo Zhihu)