Rủi ro tiềm ẩn ở lãi dự thu, lợi nhuận ngân hàng nguy cơ giảm vì các khoản nợ tái cơ cấu
Nhóm phân tích cho rằng, lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2021 và 2022 phần nào phụ thuộc vào khả năng thu hồi nợ từ những khoản nợ vay tái cơ cấu. Nếu những khoản nợ này trở thành nợ xấu, các ngân hàng – đặc biệt là những ngân hàng có tỷ lệ LLR thấp – sẽ phải tăng thêm dự phòng, từ đó làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng.
- 31-08-2021Lo nợ xấu tăng đột biến, đề xuất có nghị quyết riêng gỡ khó cho ngân hàng
- 31-08-2021Các hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng đã kết thúc, khoảng 130.000 tỷ đồng được NHNN bơm ra thị trường
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) có báo cáo phân tích về ngành ngân hàng.
Theo các chuyên gia phân tích, lợi nhuận quý 2/2021 của toàn ngành được thúc đẩy bởi thu nhập lãi ròng, thu nhập phí tăng và khoản thu hồi nợ xấu cao. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng đã tăng cường trích lập dự phòng nhằm hạn chế sự suy giảm của chất lượng tài sản – điều này là rất quan trọng. Tổng dự phòng đạt 33 nghìn tỷ đồng (tăng 55% so với quý trước và tăng 83% so với cùng kỳ.
"Chúng tôi xem đây là một tín hiệu tích cực do 1) sự suy giảm chất lượng của tài sản bị ảnh hưởng bởi đại dịch sẽ xảy ra và 2) việc trích lập dự phòng một cách thận trọng sẽ giúp các ngân hàng có sự chuẩn bị tốt hơn và giảm áp lực dư luận về việc công bố tăng trưởng lợi nhuận quá cao trong bối cảnh khách hàng/doanh nghiệp đang gặp khó khăn", báo cáo của Yuanta cho biết.
Hầu hết các ngân hàng đều tăng trích lập dự phòng trong quý 2/2021, nhưng không phải ngân hàng nào cũng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao, Mặc dù các ngân hàng cho rằng tỷ lệ bao phủ nợ xấu nên phụ thuộc vào giá trị của tài sản thế chấp, nhưng nhóm phân tích cho rằng một vài loại tài sản thế chấp nhất định (như: khoản cho vay mua xe và những khoản cho vay tài chính tiêu dùng khác) có sự biến động về giá trị thị trường và cũng có thể mất nhiều thời gian để thanh lý trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp.
Nhóm phân tích cho rằng, lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2021 và 2022 phần nào phụ thuộc vào khả năng thu hồi nợ từ những khoản nợ vay tái cơ cấu. Nếu những khoản nợ này trở thành nợ xấu, các ngân hàng – đặc biệt là những ngân hàng có tỷ lệ LLR thấp – sẽ phải tăng thêm dự phòng, từ đó làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng.
Yuanta lưu ý có sự chênh lệch đáng kể giữa những con số trên báo cáo dòng tiền và báo cáo thu nhập của một số ngân hàng. Khoản chênh lệch âm khi thu nhập lãi gộp ( bỏ qua chi phí lãi vay đối với trường hợp này) đã được ghi nhận trên báo cáo thu nhập nhưng chưa thực sự được thu về.
Nguyên nhân gây nên sự chênh lệch có thể là do thời điểm ghi nhận và sự khác biệt giữa nguyên tắc kế toán dồn tích và nguyên tắc thực thu. Tuy nhiên, khoản chênh lệch này cũng có thể báo hiệu rằng lợi nhuận có khả năng sẽ bị điều chỉnh giảm trong tương lai, vì đây là dấu hiệu cho thấy khoản nợ quá hạn có khả năng sẽ gia tăng.
Ngoài ra, một vấn đề đáng lưu ý khác là một số ngân hàng có tỷ lệ lãi dự thu/tổng tài sản tương đối cao, điều này có thể khiến lợi nhuận chưa được phản ánh chính xác. Đồng thời làm tăng rủi ro tiềm ẩn nếu các ngân hàng không thu được các khoản lãi dự thu này, điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng buộc sẽ phải ghi giảm doanh thu nếu khoản lãi không thu được xảy ra trong cùng kỳ kế toán, hoặc sẽ phải ghi tăng chi phí nếu nó xảy ra ở một kỳ kế toán khác. Trong mọi trường hợp, lãi dự thu chưa thu được có thể làm giảm lợi nhuận.