Rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 AstraZeneca xuống còn 6 tuần không làm thay đổi hiệu quả của vaccine
Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam đã đề xuất về việc rút ngắn thời gian tiêm của mũi 2 AstraZeneca từ tối thiểu 8 tuần xuống 6 tuần. Vậy việc rút ngắn này liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine hay không?
- 17-09-2021Bộ trưởng Tài chính: 'Ngân sách nhà nước hiện rất khó khăn'
- 17-09-2021Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'TP.HCM, Bình Dương, Tiền Giang... không thể zero Covid, phải sẵn sàng tinh thần sống chung'
- 16-09-2021'Kinh tế số - chìa khóa của tăng trưởng trong bối cảnh bình thường mới'
Tại buổi họp báo định kỳ về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 16/9, với mục tiêu nhanh chóng phủ mũi vaccine thứ 2 cho người dân TP.HCM đáp ứng miễn dịch để mau chóng kiểm soát dịch, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam đã đề xuất về việc rút ngắn thời gian tiêm của mũi 2 AstraZeneca từ tối thiểu 8 tuần xuống 6 tuần. Vậy việc rút ngắn này có ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine hay không?
Giữa tháng 7/2021, Nhóm Cố vấn Kỹ thuật về Tiêm chủng Australia (ATAGI) đã đưa ra tuyên bố về khoảng thời gian tiêm giữa 2 liều vaccine AstraZeneca, đặc biệt là ở những nơi đang bùng phát dịch.
Theo đó, dữ liệu cho đến nay về AstraZeneca và biến thể Delta cho thấy ngay cả một liều AstraZeneca cũng giảm được 71% nguy cơ nhập viện. Mức giảm nguy cơ nhập viện sẽ còn cao hơn, lên đến 92% khi đã được tiêm đủ hai liều.
Trả lời phỏng vấn với The Guardian, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về bệnh hô hấp và miễn dịch virus tại Đại học NewcastleBartlett, Phó giáo sư Nathan Bartlett cho rằng, kể cả khi hai mũi tiêm cách nhau 6 hay 12 tuần thì mức độ bảo vệ của vaccine đều rất tốt, rất cao, miễn là đối tượng đã được tiêm đủ hai liều.
Đồng quan điểm, Giáo sư miễn dịch học tại Đại học Victoria, Vasso Apostolopoulos cho hay "Khoảng thời gian giữa hai liều vaccine thực sự không quan trọng".
Yếu tố bảo vệ người bệnh khỏi việc tử vong hay bệnh trở nặng do Covid-19 mới là điều quan trọng, và dữ liệu cho thấy vaccine AstraZeneca cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại điều đó, kể cả với biến thể Delta.
Do đó, ATAGI đã khuyến nghị, việc rút ngắn khoảng cách giữa liều đầu tiên và liều thứ hai sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ ngắn hạn, điều này được cho là có lợi trong các tình huống bùng phát.
Trên cơ sở này, khoảng thời gian từ 4 đến 8 tuần giữa liều đầu tiên và liều thứ hai của AstraZeneca được ưu tiên ở những nơi có dịch bệnh bùng phát như bang New South Wales. Ở những nơi không bùng phát dịch, khoảng thời gian ưu tiên giữa các liều vaccine AstraZeneca vẫn có thể giữ nguyên là 12 tuần.
Còn ở Việt Nam, theo như chia sẻ của Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhiều chứng cứ cho thấy trong những tình huống đặc biệt có thể giảm thời gian giữa hai mũi tiêm AstraZeneca thành 6 tuần. TPHCM đã áp dụng cách rút ngắn này, cụ thể tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã áp dụng cách 2 mũi 6 tuần trong đợt tiêm đầu tiên và cho thấy hiệu quả.