MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sản xuất suy giảm, tương lai của kim loại được xem là thước đo 'sức khỏe' của nền kinh đang nằm trong tay Trung Quốc

22-08-2023 - 17:14 PM | Thị trường

Sản xuất suy giảm, tương lai của kim loại được xem là thước đo 'sức khỏe' của nền kinh đang nằm trong tay Trung Quốc

Bên cạnh thép, thêm một mặt hàng kim loại khác cũng đang bị ảnh hưởng bởi lĩnh vực xây dựng của Trung Quốc.

Giá đồng và niken trượt dốc

Trên thị trường năng lượng, một số nhà đầu tư xem giá đồng như là một yếu tố hỗ trợ cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, gần đây giá các kim loại màu như đồng và niken đang trượt dốc khi thị trường ngày càng lo ngại về việc nền kinh tế Trung Quốc dần hạ nhiệt, làm giảm nhu cầu trong lĩnh vực xây dựng và hơn thế nữa.

Giá đồng kỳ hạn 3 tháng giảm xuống còn 8.120 USD/tấn hôm 17/8 trên Sàn giao dịch Kim loại London, mức thấp nhất trong khoảng hai tháng rưỡi. Giá của thước đo độ ổn định nền kinh tế giảm 15% so với mức cao nhất từ đầu năm đến nay được ghi nhận vào tháng 1.

Niken, được sử dụng làm vật liệu xây dựng bằng thép không gỉ và phụ tùng ô tô, có thời điểm giảm xuống còn 19.700 USD/tấn vào hôm 16/8, đánh dấu mức giá thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2022. Nhôm, cũng được sử dụng trong ô tô và xây dựng, ở mức thấp nhất trong một tháng và kẽm là ở mức thấp nhất trong hai tháng.

Sản xuất suy giảm, tương lai của kim loại được xem là thước đo 'sức khỏe' của nền kinh đang nằm trong tay Trung Quốc - Ảnh 1.

Giá nickel giảm so với đầu năm (Nguồn: Trading Economics)

Những kim loại này đang chịu sức ép của nền kinh tế chậm lại ở Trung Quốc, một khách hàng lớn. Trung Quốc tiêu thụ khoảng 60% phôi đồng, niken và nhôm của thế giới và một nửa lượng kẽm của thế giới.

Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu của nước này cũng đang giảm dần. Theo dữ liệu hải quan gần đây, Trung Quốc đã ghi nhận mức giảm 2,7% trong nhập khẩu đồng vào tháng 6 so với cùng kỳ năm 2022.

Đầu năm nay, Trung Quốc đã mua 1,65 triệu tấn đồng tinh chế, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức nhập khẩu nửa đầu năm thấp nhất kể từ năm 2019. Trong khi đó, thước đo nhập khẩu ròng giảm 13% so với cùng kỳ xuống còn 1,48 triệu tấn.

Vận chuyển đồng tinh chế từ Nga vào Trung Quốc đã giảm 20% vào năm 2022. Con số này cho đến nay đã giảm thêm 10% vào năm 2023. Điều này không chỉ gây nghi ngờ về khả năng phục hồi của Trung Quốc sau COVID-19 mà còn về tương lai của giá đồng toàn cầu.

Tín hiệu phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt

Ngày càng có nhiều đồn đoán rằng suy thoái kinh tế sẽ kéo dài hơn dự kiến trước đây để đẩy lùi sự phục hồi của thị trường và các tổ chức tài chính đã bắt đầu hạ triển vọng giá cả. Đầu tháng 8, UBS Global Wealth Management đã hạ mức dự báo cuối năm đối với đồng và niken xuống còn 9.000 USD và 22.000 USD/tấn, mỗi loại giảm 12% so với dự báo đưa ra vào đầu tháng 5.

Kim loại màu được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, từ dây điện đến vật liệu xây dựng bên ngoài. Đáng chú ý, thị trường nhà đất vẫn ế ẩm. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới giảm trong tháng 7 ở khoảng 70% trong số 70 thành phố được khảo sát.

Khi các nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn về dòng tiền, các dự án xây dựng bị trì hoãn, dẫn đến việc không giao được tài sản và làm tăng sự mất lòng tin vào thị trường bất động sản.

Sự bất ổn kinh tế đang vang vọng khắp ngành công nghiệp sản xuất. Sản xuất công nghiệp tăng 3,7% so với cùng kỳ trong tháng 7, nhưng chậm hơn so với tháng 6. Sản lượng ô tô giảm 3,8% so với đầu năm.

Sản xuất suy giảm, tương lai của kim loại được xem là thước đo 'sức khỏe' của nền kinh đang nằm trong tay Trung Quốc - Ảnh 2.

Lĩnh vực xây dựng Trung Quốc bị trì hoãn.

“Mức tiêu thụ yếu và nhiều nhà sản xuất đang ngày càng chuyển hoạt động sang những nơi khác bên ngoài Trung Quốc”, một giám đốc của nhà kinh doanh các sản phẩm thép Nhật Bản Hanwa cho biết. "Triển vọng mờ mịt đối với nền kinh tế Trung Quốc sẽ còn tồn tại trong một thời gian."

Giá kim loại cũng phản ánh những thay đổi về cơ cấu trong nền kinh tế Trung Quốc, chẳng hạn như sự suy giảm dân số. Shigeto Nagai, trưởng bộ phận kinh tế Nhật Bản tại công ty nghiên cứu Oxford Economics có trụ sở tại Anh, cho biết Trung Quốc "đang tìm cách chuyển từ nền kinh tế dựa vào xuất khẩu và chi tiêu vốn sang nền kinh tế dịch vụ phụ thuộc vào nhu cầu nội địa".

Nagai dự đoán, nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc đã tăng khoảng 10% vào đầu những năm 2010 nhưng sẽ chỉ tăng ở mức 4,2% mỗi năm từ năm 2023 đến 2027. Ông nói, Trung Quốc đã thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu thông qua nhập khẩu, nhưng bây giờ sức mạnh của nó sẽ suy giảm trong dài hạn.

Tham khảo: Oilprice, Nikkei Asia

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên