MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau 50 tuổi, các bệnh hiểm nghèo dễ mắc như chơi: 2 loại thịt nên ăn ít, khi chế biến cũng phải thật thận trọng để không rước bệnh vào người

27-09-2021 - 19:58 PM | Sống

Thịt không chỉ là món ăn ngon phổ biến mà còn có nhiều lợi ích to lớn tới sức khỏe. Tuy nhiên, không phải người nội trợ nào cũng biết cách chọn thịt một cách khoa học, hợp lý và tốt nhất cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người trên 50 tuổi.

Sau 50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên rất cao, là thời kỳ của nhiều bệnh hiểm nghèo như đột quỵ, tim mạch, u bướu… đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Để khỏe mạnh, trước khi đi vào giai đoạn trung niên, cao tuổi, ta đã phải chú ý đến thói quen ăn uống của mình, không chỉ ăn no mà còn phải ăn đúng cách.

Rất nhiều người bước vào tuổi 50 lo lắng về các bệnh liên quan đến tim mạch trở nên ngại, sợ ăn thịt. Thực tế cho thấy thịt lại cung cấp cho chúng ta rất nhiều dinh dưỡng, chúng ta cần ăn nhưng cần có chừng mực, vậy ăn như nào thì đúng.  

2 loại thịt nên ăn ít

1. Thịt mỡ

Thịt mỡ chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, đối với người mắc phải 3 bệnh "cao" tiềm ẩn như: Huyết áp cao, Lipid máu cao, Đường trong máu cao, ăn nhiều dễ dẫn đến xơ cứng thành mạch, tắc nghẽn mạch máu, sinh ra các bệnh về tim mạch, mạch máu não. Thịt mỡ cũng có lượng calo cao hơn thịt nạc, mùi vị tương đối béo ngậy, không dễ tiêu hóa, đối với người tiêu hóa kém sẽ khiến cơ thể thêm phần nặng nề.

2. Thịt đã qua chế biến

Thịt đã qua chế biến có chứa một lượng nitrit nhất định, có thể tạo ra các tạp chất nitrosamine gây ung thư cho người. Ngoài ra còn có chất bảo quản, chất tạo màu… Điều này đồng thời làm tăng gánh nặng thải độc cho gan, thận và làm hỏng các chức năng của thận. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thậm chí đã đánh giá các sản phẩm thịt chế biến sẵn là chất gây ung thư loại 1, và ăn quá nhiều có thể dẫn đến ung thư.

Sau 50 tuổi, các bệnh hiểm nghèo dễ mắc như chơi: 2 loại thịt nên ăn ít, khi chế biến cũng phải thật thận trọng để không rước bệnh vào người - Ảnh 1.

Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh: thienphatgiao.org

Người 50 tuổi nên ăn loại thịt nào?

Người từ 50 tuổi, khi lựa chọn thịt thì nên nhớ điều này: "Thịt gia súc sao bằng thịt gia cầm, thịt gia cầm không sánh bằng thịt cá." Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan...) ít mỡ, thịt gia súc (trâu, bò, lợn...) lại có hàm lượng mỡ cao, khó tiêu hóa hơn, ảnh hưởng đến đường huyết và lipid máu. Nhưng thịt cá lại là loại thịt đặc biệt, cực kì thích hợp cho người cao tuổi.

Khả năng tổng hợp protein của người cao tuổi giảm và tỷ lệ sử dụng protein thấp, nên chọn loại thịt có lượng protein cao, chú ý ăn ít thịt đỏ và tăng cường ăn nhiều thịt trắng.

Cá dễ tiêu hóa, ít chất béo, chứa nhiều loại protein dinh dưỡng khác nhau, đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, ăn cá có tác dụng cực tốt, hơn nữa còn có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer ở ​​một mức độ nhất định. Thêm nữa, cá biển sẽ tốt hơn cá sông.

Sau 50 tuổi, các bệnh hiểm nghèo dễ mắc như chơi: 2 loại thịt nên ăn ít, khi chế biến cũng phải thật thận trọng để không rước bệnh vào người - Ảnh 2.

Điểm cốt lõi trong việc chọn và ăn thịt lành mạnh

1. Kiểm soát liều lượng

Đối với các loại thịt nạc như thịt cá, thịt gia cầm và trứng. Mỗi tuần, thịt cá khoảng 280-525g, thịt gia cầm 280-525g, trứng 280-350g, lượng ăn trung bình hàng ngày là 120-200g, cách đo trực quan hơn là lượng của các thực phẩm này mỗi ngày không quá cỡ nắm tay.

Thông thường trước khi nấu, bạn có thể cắt lát, cắt nhỏ thịt trước, điều này sẽ làm lượng thịt trông nhiều hơn và giúp kiểm soát lượng ăn vào; bạn cũng có thể kết hợp thịt và rau để có thể tiêu thụ cả rau và giảm lượng thịt.

2. Chú ý đến phương pháp nấu nướng

Cố gắng sử dụng các phương pháp nhiệt độ thấp như hấp, luộc, xào, ít sử dụng các phương pháp chiên, rán, quay, chế biến và tẩm ướp quá kỹ.

Thực phẩm giàu protein sẽ tạo ra chất gây ung thư amin dị vòng ở nhiệt độ trên 200°C; thực phẩm giàu chất béo sẽ tạo ra một lượng lớn benzopyrene ở nhiệt độ gần 300°C; thực phẩm chứa tinh bột, đường và protein ở 120-180°C sẽ nhiều acrylamide hơn, và những sản phẩm này đều có thể gây ung thư.

3. Chọn thực phẩm nấu cùng thịt

Chọn thực phẩm phù hợp nấu cùng thịt có thể giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterol và tăng bài tiết cholesterol. Các chuyên gia khuyến nghị hai thực phẩm phổ biến sau:

- Khoai môn

Ngoài tinh bột, khoai môn còn rất giàu chất xơ hòa tan, lượng chất xơ cao gấp 4 lần so với gạo trắng và mì trắng! Những chất xơ hòa tan này không chỉ làm giảm sự hấp thụ đường mà còn làm giảm sự hấp thụ cholesterol. Ngoài ra, khoai môn có thể làm tăng bài tiết một số cholesterol. Bạn có thể cho một ít khoai môn vào hầm để thay thế một phần lương thực chính.

Sau 50 tuổi, các bệnh hiểm nghèo dễ mắc như chơi: 2 loại thịt nên ăn ít, khi chế biến cũng phải thật thận trọng để không rước bệnh vào người - Ảnh 3.

- Các sản phẩm từ đậu nành

Các sản phẩm từ đậu nành có chứa một lượng lớn lecithin, có thể nhũ hóa huyết tương, làm nhỏ cholesterol và các hạt chất béo, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Ví dụ, xào thịt nạc với đậu nành, thịt ninh tàu hũ ky và các phương pháp khác.

( Theo Aboluowang)

Phương Thu

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên