MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau đất hiếm, quân bài khác của Trung Quốc là gì?

03-06-2019 - 13:54 PM | Tài chính quốc tế

Vũ khí hóa các loại đất hiếm có thể là đòn đánh thực sự đầu tiên của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Đầu những năm 1990, các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc rõ ràng không thể biết về khái niệm iPhone, xe điện Tesla, thiết bị bay không người lái (drone), robot hay máy bay công nghệ cao. Tuy nhiên, quyết định của Trung Quốc trong việc đầu tư cho đất hiếm, nguyên liệu thiết yếu của hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại ngày nay, dường như đã có giá trị hơn bao giờ hết khi chiến tranh thương mại leo thang.

Hồi tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm tới cơ sở sản xuất đất hiếm. Mặc dù không như dầu mỏ của Ả Rập Saudi, nhưng việc Trung Quốc nắm trong tay loại nguyên liệu thiết yếu đã đem lại cho Bắc Kinh những lợi thế nhất định trước Thung lũng Silicon. Đây chỉ là một trong những ví dụ về vị thế của Trung Quốc trước Tổng thống Mỹ Donald Trump. Vậy những quân bài khác của ông Tập là gì?

Chuyên gia Louis Gave thuộc Công ty nghiên cứu Gavekal đã đưa ra một danh sách các khả năng mà Bắc Kinh có thể chọn lựa. Đó có thể là cấm xuất khẩu đất hiếm; cấm hoàn toàn các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc; giảm giá trị đồng nhân dân tệ; bán tháo trái phiếu Mỹ; khiến giá năng lượng thế giới giảm mạnh hoặc cắt giảm quy mô lớn lệnh đặt hàng trên toàn thế giới.

Sau đất hiếm, quân bài khác của Trung Quốc là gì? - Ảnh 1.

Một nhà máy ở Nội Mông, Trung Quốc. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Ngoài ra, có thể tính tới những phương án khác như buộc những người tiêu dùng nội địa Trung Quốc không mua hàng của Mỹ. Hãy tưởng tượng nếu chính quyền của ông Tập đột ngột đóng cửa Boeing tại thị trường kinh tế lớn nhất châu Á. Hoặc hãng xe General Motors không thể đưa xe qua hải quan Trung Quốc. Chấm dứt hoạt động của Apple tại Trung Quốc sẽ gây ra một chuỗi phản ứng mạnh trong các doanh nghiệp Mỹ. Cắt giảm nhập khẩu đậu nành Mỹ cũng có tác động tiêu cực không nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Vũ khí hóa các loại đất hiếm có thể là đòn đánh thực sự đầu tiên của ông Tập. Tất nhiên, Mỹ có những nguồn cung khác. Nếu các mỏ ở Mỹ không đáp ứng được, các công ty có thể chuyển hướng sang Úc, Myanmar, Ấn Độ, Brazil hoặc Thái Lan. Ông Trump dường như đủ thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin để có thể giao dịch với một số mỏ ở Nga. Có lẽ việc phá vỡ chuỗi cung ứng với Trung Quốc sẽ buộc các tổng giám đốc hàng đầu, những người đầu tư cho chiến dịch của ông Trump, phải kêu gọi ông Trump dừng cuộc chiến thương mại.

Sau đất hiếm, quân bài khác của Trung Quốc là gì? - Ảnh 2.

Cảnh đào đất hiếm ở Tứ Xuyên. Ảnh: CHINAFOTOPRESS

Tuy nhiên, chiêu bài đất hiếm cũng có thể phản tác dụng. Năm 2019, Bắc Kinh không cấp đất hiếm cho Nhật Bản và thị phần của Trung Quốc không bao giờ được như trước. "Không may, việc này dù có thể sẽ đem lại cảm giác hài lòng cho Bắc Kinh. Lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sẽ giảm sản lượng lâu dài của Trung Quốc bởi đất hiếm cũng không hiếm như tên gọi của nó", theo Tạp chí Forbes hôm 2-6.

Lựa chọn bán tháo trái phiếu cũng rất nguy hiểm. Chuyên gia châu Á Michael Hirson thuộc đơn vị tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group nhận định bán một lượng lớn trái phiếu Mỹ có nguy cơ khiến kinh tế Trung Quốc bị phản đòn. Việc một lượng lớn trái phiếu xuất hiện trên thị trường có thể được quan sát từ Phố Wall tới Thượng Hải. Hiện có lẽ ông Tập ngầm thực hiện đòn tấn công này khi Bắc Kinh mua vào ngày càng ít trái phiếu. Hiện tại, Trung Quốc sở hữu hơn 1,1 ngàn tỉ USD giá trị trái phiếu Mỹ. Đối với ông Tập, con số này đã quá đủ.

(Theo Forbes)

Theo H.Bình

Người Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên