MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau nhiều lần hứng chịu chỉ trích, Louis Vuitton đã tìm ra cách để hàng xa xỉ trở nên bền vững hơn

20-12-2018 - 10:55 AM | Tài chính quốc tế

Nổi danh với những món đồ da xa xỉ đáng giá cả một gia tài, LVMH cũng không ít lần phải hứng chịu chỉ trích từ các nhà bảo vệ môi trường vì nguyên liệu từ các sản phẩm của họ.

Xu hướng tất yếu: Trách nhiệm với xã hội mới là doanh nghiệp tốt

Tuy nhiên, tiếng xấu đang được LVMH nỗ lực khắc phục để họ được toàn mỹ và hoàn hảo theo cách mà sản phẩm của hãng luôn hướng tới. Với LIFE (Sáng kiến LVMH vì môi trường), gã khổng lồ trong mảng các sản phẩm xa xỉ chọn cách tập trung vào vòng đời của sản phẩm, từ chuỗi cung ứng đến thiết kế miễn chê và điểm đặc biệt nhất là có thể tái sản xuất và sửa chữa.

Một trong những mục tiêu hàng đầu của LIFE là quản lý khí thải carbon và năng lượng. Bắt đầu từ năm 2001, hiện nay, 100% cửa hàng của LVHM tại Pháp đã sử dụng năng lượng tái tạo. Thương hiệu Belvedere Vodka, một sản phẩm của LVHM được bán ở 120 quốc gia, cũng đang theo đuổi các dự án quy mô lớn nhằm giảm lượng khí thải CO2. Nhà máy của họ ở Ba Lan đã chuyển từ sử dụng dầu mỏ sang khí đốt cũng như trang bị hệ thống thu hồi nhiệt năng dư thừa.

LVHM có lý do để quan tâm đến vấn đề môi trường và trách nhiệm xã hội. Ở thời điểm hiện tại, xây dựng thương hiệu và kết nối khách hàng không còn xoay quanh những gì liên quan đến sản phẩm. Người tiêu dùng hiện nay đang rất thông minh và quan tâm nhiều đến vấn đề tương lai nên một doanh nghiệp tốt phải là một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và môi trường.

"Người ta nhìn vào một doanh nghiệp và hỏi xem họ đã làm gì được cho thế giới. Nếu bạn không đáp ứng được những đòi hỏi này, rõ ràng bạn không phải một thương hiệu hiện đại", phía LVMH cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Harvard Business Review.

Đó là lý do các nhà máy của LVMH đều phải có hạn mức giảm khí thải carbon. Với các nhà máy chính, mỗi tấn khí thải sẽ có giá 15 euro, được dùng để phát triển năng lượng sạch cũng như nghiên cứu những tác động của khí thải nhà kính với môi trường. Trong năm đầu tiên áp dụng, LVMH đã chi 6 triệu USD cho chương trình này.

Sau nhiều lần hứng chịu chỉ trích, Louis Vuitton đã tìm ra cách để hàng xa xỉ trở nên bền vững hơn - Ảnh 1.

LVMH cũng đang chọn cách chia sẻ những câu chuyện bền vững tới khách hàng thông qua việc sử dụng "Butterfly Mark", biểu tượng đầu tiên trong ngành công nghiệp hàng xa xỉ. Dấu hiệu này sẽ xuất hiện trên những chai rượu champange hảo hạng Krug với một dãy 6 chữ số độc nhất vô nhị, cho phép người dùng có thể tìm hiểu câu chuyện đằng sau nó trên chính trang web của hãng.

Giống như nhiều thương hiệu hàng xa xỉ, Krug từng phải vật lộn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2018. Maggie Henriquez, CEO của Krug, nói rằng công ty đã để mất mối liên hệ với những giá trị truyền thống mà những người sáng lập tạo ra vào thế kỷ 19. Phần quan trọng nhất là trở lại nguồn cội với giá trị lý tưởng về sự khéo léo, khiêm nhường và chất lượng hảo hạng.

Để làm được điều đó, Henriquez triển khai một chương trình sâu rộng trong đó theo dõi chặt chẽ chất lượng cây trồng, cách chăm sóc của người nông dân hay những yếu tố liên quan đến tính bền vững và chất lượng của sản phẩm. Công nghệ khoa học được áp dụng triệt để vào sản xuất nguyên liệu theo những cách tỷ mỉ như những người nghệ nhân tạo hình sản phẩm.

Vấn đề môi trường cũng được chú trọng. Giảm nước và phân bón, tối ưu hóa quy trình hay trồng những cây gỗ để có thể có nguyên liệu đóng thùng chứa rượu cho 150 năm sau là những cách họ lựa chọn để bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ thương hiệu của chính mình.

Những thách thức với hàng xa xỉ

LVMH hay những thương hiệu xa xỉ khác đều phải đối đầu với những thách thức sống còn trong nỗ lực bảo vệ thương hiệu và môi trường. Như thường lệ, áp lực ngắn hạn về hiệu quả tài chính sẽ gây những sức ép lớn lên ban lãnh đạo. Trong khi đó, việc thay đổi hành vi có thể mất vài năm để có mang lại những thành quả đầu tiên, không thấm thía gì so với việc trồng cây để 150 năm sau lấy gỗ.

Sau nhiều lần hứng chịu chỉ trích, Louis Vuitton đã tìm ra cách để hàng xa xỉ trở nên bền vững hơn - Ảnh 2.

Tuy nhiên, chính các lãnh đạo cấp cao của LVMH cũng nhấn mạnh rằng, nếu không nghĩ về thương hiệu của mình trong quãng thời gian 10 năm, bạn sẽ không thể làm được công việc của mình. Trong khi đó, mang đến sự bền vững cho những mặt hàng xa xỉ cũng đang là câu hỏi sống còn nhất với các thương hiệu như LVMH.

Hàng xa xỉ, vốn không phải nhu cầu thiết yếu của con người. Nhiều người nghĩ rằng họ có thể sống mà không cần đến những sản phẩm này nhưng nó không hề đúng với số đông. Mọi người có định nghĩa khác nhau về những gì tạo nên cuộc sống thịnh vượng, lựa chọn niềm vui với sự xa xỉ và vẻ đẹp hoàn Mỹ.

Tuy nhiên, đảm bảo sự hoàn mỹ đó với sự bền vững là nhiệm vụ mà các công ty như LVMH phải làm. Thương hiệu hàng xa xỉ hàng đầu thế giới này đang đi đúng hướng khi cho rằng bền vững là sự cốt lõi của sự xuất sắc. Dẫu vậy, con đường phía trước chắc chắn không dễ đi và đòi hỏi một quyết tâm cao độ.

Linh Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên