MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau nhiều năm vật lộn dưới trướng của Steve Jobs rồi gặt hái hàng loạt thành công, nhà đầu tư mạo hiểm này rút ra 5 bài học "có tiền chưa chắc đã mua được"

06-05-2019 - 18:09 PM | Sống

Bài học về sự biết người, biết ta hay học cách im lặng để thu được nhiều thứ quý giá hơn việc hiếu chiến nhất thời chưa bao giờ là cũ.

Guy Kawasaki, từng là nhân viên thế hệ đầu của Apple, có nhiều năm làm việc với Steve Jobs, sau đó, ông khởi nghiệp với một số công ty kỹ thuật. Hiện tại, ông được biết tới là nhà đầu tư mạo hiểm ở thung lũng Silicon, một diễn giả, nhà văn, đại sứ thương hiệu và là giám đốc marketing cho Canva.

Trong cuốn sách mới nhất của mình, "Wise Guy", ông gọi một chuỗi các câu chuyện đã giúp bản thân trưởng thành là "chén súp miso cho tâm hồn".

Sau đây là 5 câu chuyện ông đã học được trong quá trình vươn tới thành công trong công việc, tình yêu và gia đình, bên cạnh đó, ông cũng hy vọng những câu chuyện của riêng bản thân ông có thể trở thành động lực và khuyến khích người đọc.

Hãy tìm đến những người luôn thử thách bạn

Ông khuyên thế hệ trẻ chúng ta nên tìm đến và nắm lấy những người biết thử thách hơn là những người luôn kìm hãm chúng ta ở vị trí thấp, tương tự như Steve Jobs đã làm với chính bản thân. 

"Vị trí thấp luôn là động lực giúp bạn vươn lên. Bạn sẽ chẳng làm được gì khác ngoài nỗ lực. Đến khi đó, những người mang thử thách đến sẽ xuất hiện trong cuộc đời bạn một cách tự nhiên nhất, không cưỡng cầu."

Sau nhiều năm vật lộn dưới trướng của Steve Jobs rồi gặt hái hàng loạt thành công, nhà đầu tư mạo hiểm này rút ra 5 bài học có tiền chưa chắc đã mua được  - Ảnh 1.

Guy Kawasaki, Giám đốc tiếp thị cho Canva và cố vấn cho mảng kinh doanh của Motorola (Google) nổi tiếng về thái độ sẵn sàng đổi mới và tinh thần kinh doanh. Trước khi thành danh, ông là một trong những nhân viên đầu tiên của Apple, và vì vậy, ông có cơ hội gặp gỡ và làm việc với Steve Jobs.

Phải biết đâu là thời điểm để từ bỏ

Bỏ cuộc không phải lúc nào cũng là xấu. Nhưng làm sao bạn biết được đâu là thời điểm đúng từ bỏ để đi tiếp mới là điều cần phải học hỏi?

Nhà văn này chia sẻ: "Tôi là một người Mỹ gốc Nhật, vào những năm giữa thập niên 70, tôi đã bỏ trường luật. Trước đó, vào được trường luật là một vinh dự và bạn phải cố gắng hết sức thì mới có thể vào đây. Tôi đã được nhận vào nhưng thú thật, tôi ghét nó. 

Bố mẹ tôi chỉ được học hết trung học. Bố tôi là Thượng Nghị sĩ ở Hawaii và tất cả áp lực trong suốt 2.000 năm của tổ tiên đã đưa tôi đến quyết định này. Trong vòng tròn của áp lực, tôi phải từ bỏ. 

Đối với hành động đột ngột này của con trai, bố mẹ đã không chối bỏ hay thất vọng gì về tôi. Bố đã an ủi tôi, "Không sao đâu! Chỉ cần làm điều gì đó cho cuộc sống của chính con trước năm con 25 tuổi là được".

Kawasaki tin rằng bản năng của mình sẽ tự biết được khi nào đã đến lúc để từ bỏ.

Đặt câu hỏi với mọi thứ

"Thử thách những điều đã biết và nắm lấy những gì vẫn còn là dấu hỏi" là câu trích dẫn nổi tiếng của Kawsaki trong bài phát biểu cho lễ phát bằng ở trường Đại học Menlo. 

Những điều chưa được biết đến thông thường là thứ chúng ta luôn sợ hãi, nhưng ông lại giải thích một cách cặn kẽ: "Khi một ai đó nói với bạn một điều gì đó chắc chắn, hãy đặt câu hỏi với nó. Và khi ai đó nói một điều chưa chắc chắn, vẫn hãy đặt câu hỏi. Về cơ bản, có lẽ bạn sẽ trở thành một người đa nghi. Nhưng tôi cho rằng chính sự đa nghi đó sẽ dẫn đến bước đột phá trong cuộc đời bạn. 

Cuộc sống là một loại phản trực giác. Tất nhiên, tôi đã phải chạm trán lần đó sau khi mà mọi người ở Apple đã nói, ‘Không ai cần một hệ thống khởi động mới. Vậy chuyện gì đã xảy ra với MS DOS và Apple II?’ Theo quan sát của tôi, cho rằng bạn nên đặt câu hỏi với mọi thứ".

Không bao giờ ngừng học hỏi

Chúng ta thường bị hoàn cảnh xã hội huyễn hoặc, nghĩ việc học tập đã dừng lại khi không phải đến trường nữa. Điều đó hoàn toàn sai.

Kawasaki giải thích và tin rằng: "Nếu không học, bạn sẽ chết dần chết mòn. Học không phải là một sự kiện hay bữa tiệc gì đó mà có điểm kết thúc. Đó không phải là cuộc chạy đua ngắn và bạn chỉ cần chạy cho đến điểm đích, nghĩ thế là xong. Không! Nó giống như một cuộc chạy marathon. Bản thân tôi đã quyết định đi học lướt sóng vào tuổi 62. Học hỏi không bao giờ có điểm dừng cả!". 

Sau nhiều năm vật lộn dưới trướng của Steve Jobs rồi gặt hái hàng loạt thành công, nhà đầu tư mạo hiểm này rút ra 5 bài học có tiền chưa chắc đã mua được  - Ảnh 2.

Ưu tiên các mối quan hệ

"Tôi nghĩ câu nói, tôi rất bận và tôi không có thời gian để phát triển các mối quan hệ, hoàn toàn là kiểu trốn tránh trách nhiệm. Chẳng có ai là bận cả. Có lẽ một bả mẹ đơn thân với 4 đứa nhóc thì đúng là bận kiểu đấy thật" - Guy nói.  

Trong kinh doanh đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu từ rót vốn vào một doanh nghiệp nào đấy hoàn toàn chưa phải là chất lượng mà bởi vì thông qua luật sư tài chính của doanh nghiệp đó, một người mà trực tiếp biết giám đốc điều hành là ai. 

Luật sư tài chính doanh nghiệp nói rằng: Tôi vừa làm việc với hai người này. Họ có một công ty thú vị nhất mà tôi từng thấy sau Google. Tất cả đều thuộc phạm vi quan hệ cá nhân, không phải dựa vào các dự án trình bày trên PowerPoint hay những bài phát biểu chất lượng nhất. 

Điều trớ trêu là nhiều công ngệ kỹ thuật số lại khiến các mối quan hệ tương tự tốt hơn, nhanh hơn và mở rộng hơn. Có thể đưa ra một trường hợp hơi mâu thuẫn một chút: điều quan trọng không chỉ là người bạn biết, mà họ còn phải là người biết bạn.

Vì thế, đừng bao giờ quên việc ưu tiên cho các mối quan hệ. Không chỉ riêng hôm nay và còn nhiều ngày sau đó, bạn sẽ thấy điều này đúng đắn vô cùng. 

Nguyễn Nguyễn

Forbes

Trở lên trên