MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sẽ thu hồi vốn ủy quyền sửa quốc lộ với địa phương làm chưa tốt

Sẽ thu hồi vốn ủy quyền sửa quốc lộ với địa phương làm chưa tốt

Sở GTVT địa phương nào thực hiện không đầy đủ, chưa tốt hoạt động quản lý, bảo trì các tuyến quốc lộ qua địa bàn có thể bị thu hồi ủy quyền quản lý, thu hồi các dự án sửa chữa đường bộ.

Tổng cục Đường bộ đánh giá, thời gian qua, cơ quan này đã thực hiện ủy quyền quản lý, bảo dưỡng thường xuyên một số tuyến quốc lộ qua địa bàn cho Sở GTVT các địa phương phía Bắc. Qua đó nâng cao chất lưởng công tác bảo dưỡng thường xuyên, góp phần đảm bảo an toàn giao thông.

Tuy nhiên, chất lượng bảo dưỡng các tuyến quốc lộ của Sở GTVT các địa phương còn khác nhau.

Hiện còn một số Sở GTVT làm chưa tốt công tác này. Bên cạnh đó, việc quản lý và xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ chưa quyết liệt, triệt để.

Do đó, Tổng cục Đường bộ yêu cầu các Sở GTVT còn để tồn tại, hạn chế về công tác quản lý bảo dưỡng thường xuyên lập kế hoạch sớm khắc phục; Sở GTVT các địa phương được ủy quyền tiếp tục tự kiểm tra, rà soát và triển khai công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ tốt hơn.

Cục Quản lý đường bộ I (Tổng cục Đường bộ) được yêu cầu tiếp tục phối hợp với các Sở GTVT trên địa bàn quản lý tổ chức kiểm tra công tác quản lý bảo dưỡng các tuyến quốc lộ đã ủy quyền.

“Đơn vị nào thực hiện không đầy đủ, sẽ xem xét lại việc ủy quyền quản lý, hoặc dự án sửa chữa đường bộ hàng năm”, Tổng cục Đường bộ khẳng định.

Các yêu cầu trên vừa được Tổng cục Đường bộ gửi Cục Quản lý Đường bộ I, Sở GTVT cấc địa phương khu vực phía Bắc được giao quản lý quốc lộ, nhằm khắc phục hạn chế trong công tác quản lý bảo trì các tuyến quốc lộ.

Hiện hàng năm kinh phí trung ương cấp cho hoạt động sửa chữa, bảo trì đường bộ trên 10.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 8.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo trì đường bộ, số còn lại do ngân sách cấp bổ sung. Tuy nhiên, số tiền này cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sửa chữa, bảo trì đường bộ.

Tới nay, Quỹ bảo trì đường bộ vẫn được thu trên đầu phương tiện ô tô qua các lần đăng kiểm, còn bộ máy Quỹ bảo trì đường bộ đã chính thức giải thể, chuyển toàn bộ hoạt động của Quỹ trung ương về Tổng cục Đường bộ. Phí bảo trì đường bộ được thu và nộp về ngân sách trung ương, sau đó căn cứ theo nhu cầu và khả năng cân đối ngân sách, Bộ Tài chính sẽ phân bổ vốn cho các dự án theo đề xuất của Bộ GTVT.

Theo Lê Hữu Việt

Theo Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên