MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Sếu đầu đàn" Vingroup, Thaco... hiến kế gì để phát triển kinh tế tư nhân?

Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, khối tư nhân đã cùng với doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan ban ngành thảo luận và đưa ra những giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trở thành động lưc quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Dù đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhưng kinh tế tư nhân vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Doanh nghiệp thành lập mới nhiều nhưng vẫn còn doanh nghiệp kém cạnh tranh, gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai và vốn. Nếu không triển khai quyết liệt và hiệu quả các giải pháp mang tính đột phá, thì một số mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân năm 2020 khó có thể đạt được.

Trước hết, ông Vũ Tiến Lộc - chủ tịch VCCI cho biết, Nhà nước cần xác định khu vực tư nhân là cỗ máy tạo việc làm lớn nhất hiện nay. Tư nhân đóng vai trò tối quan trọng trong việc chuyển dịch lao động từ khu vực năng suất thấp sang khu vực đòi hỏi kỹ năng cao và tạo ra năng suất cao hơn. Để phát huy vai trò của khu vưc tư nhân, Việt Nam không chỉ cần nâng cao số lượng mà còn là cả chất lượng doanh nghiệp. 

Phát triển kinh tế tư nhân cần chuyển trọng tâm từ tháo gỡ khó khăn vướng mắc sang yểm trợ tư nhân phát triển. Thể chế chính sách cần được hoàn thiện, cố gắng bằng mọi giá để đạt được mục tiêu trở thành 1 trong 3-4 nền kinh tế có sức canh tranh về thể chế hàng đầu khu vực, khắc phục điểm nghẽn thể chế, thúc đẩy chuyển đối số và phát triển kinh tế số.

VCCI cũng kiến nghị sửa đổi Luật Doanh nghiệp để khu vực kinh tế hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể đóng góp thêm cho đất nước, để khuyến khích các hộ này chuyển đổi thành doanh nghiệp. 

Ông Lộc cũng cho biết, VCCI hi vọng chính phủ và các bộ ban ngành lắng nghe ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và trung lâp hóa bộ máy làm chính sách, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả của bộ máy công chức. Xã hội hóa dịch vụ công, thúc đẩy đối tác công tư để huy động nguồn lực toàn dân. Các dự án lớn của đất nước cần được đưa ra bàn bạc với cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Giao cho tư nhân chủ chi các dự án lớn của cả nước, đó chính là động lực, không gian và là thị trường bền vững cho phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam.

VCCI cũng đề nghị ban hành Luật Đối tác công tư để minh bạch hóa và đảm bảo an toàn thuận lợi cho tư nhân tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vê doanh nghiệp làm ăn chân chính như bảo vệ tài sản quốc gia.

Đại diện cho Hiệp hội Dệt may, ông Vũ Đức Giang đề xuất: chính sách thuế VAT cần được tính hợp lý để khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, bù đắp nguồn cung thiếu hụt mà Việt Nam đang phải nhập khẩu. Cần có giải pháp chiến lược phát triển khu công nghiệp để tập trung vào ngành dệt nhuộm. Đề nghị quốc hội xem xét lại Luật Doanh nghiệp vì luật đang chưa khuyến khích các doanh nghiệp FDI gia nhập Hội Dệt may Việt Nam.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietjet - bà Nguyễn Thanh Hà cho ý kiến: "Để đẩy nhanh tiến độ nâng cấp cơ sở hạ tầng, nên để tư nhân có tiềm lực đầu tư hạ tầng sân bay. Luật sẽ đối xử bình đẳng khách quan, xây dựng hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp tư nhân để tư nhân tự tin cống hiến cho kinh tế nước nhà. Quan trọng nhất với ngành hàng không vẫn là nhà nước đẩy nhanh nâng cấp hạ tầng sân bay để hàng không phát triển".

Ông Võ Quang Huệ - đại diện tập đoàn VinGroup đưa ra 5 kiến nghị. Thứ nhất là Nhà nước cần có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật. Thứ hai là tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao để đáp ứng sự phát triển trong thời đại công nghệ bùng nổ. Tiếp đó là tạo diều kiện  mở rộng mạng lưới đổi mới sáng tạo, phát huy năng lực đội ngũ Việt kiều, đưa người tài về Việt Nam làm việc. Đồng thời phải mạnh mẽ trong chính sách thúc đẩy công nghiệp phụ trợ và cuối cùng là thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp phụ trợ.

Ông Phạm Văn Tài, đại diện Thaco chia sẻ: "Thaco hi vọng Chính phủ sớm trình Quốc hội việc không tính thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện phụ tùng sản xuất trong nước, để giảm giá thành xe trong nước giúp người dân có điều kiện sử dụng phương tiện với giá cả hợp lý hơn. Bên cạnh đó, dựa trên thế mạnh cơ khí sản xuất công nghiệp, Thaco hiện đang mở rộng đầu tư cả vào nông nghiệp nhưng tiếp cận tín dụng khó khăn". Ông Tài cho biết, Thaco mong Chính phủ sớm có chính sách hỗ trợ tín dụng chung cho nông nghiệp.

Thái Trang

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên