MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Shark Đặng Hồng Anh: "Nhiều người trẻ lao vào làm BĐS do tưởng quá béo bở, nhưng thất bại luôn để lại những hậu quả khôn lường"

02-11-2018 - 09:59 AM | Bất động sản

Trong cuộc trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Đặng Hồng Anh - Phó Chủ tịch Tập đoàn TTC, Chủ tịch Hội đồng sáng lập TTC Land - cho rằng hiện nay nhiều bạn trẻ lao vào "cuộc chơi" đầu tư BĐS mà không lường trước hết được những hậu quả.

Sinh ra trong một gia đình đã có sẵn nền tảng phát triển, ông có cho rằng đây là con đường khá "trơn tru" để đến với thành công như hôm nay?

Tôi may mắn khi sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm kinh doanh. Từ nhỏ, ba mẹ tôi luôn chỉ bảo tôi từ nhiều điểu trong cuộc sống và luôn tạo điều kiện cho tôi được trải nghiệm. Quán cơm tôi tự mở cách đây hơn 20 năm là một ví dụ. Ở đó, mọi việc từ nguyên liệu, nấu nướng, bưng bê, kê dọn … tôi làm tất. Tuy khá mệt nhọc nhưng tôi rất thú vị khi tự tay kiếm được những đồng tiền. 

Từ đây, tôi bắt đầu dấn thân vào  những lĩnh vực kinh doanh khác như cây kiểng, vật liệu xây dựng … Quãng thời gian tuổi trẻ và trải nghiệm này cung cấp cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu cho về sau. Tiếp theo đó, ở năm thứ 3 Đại học, lúc đó 21 tuổi, tôi chính thức vào công ty ba mẹ làm với vị trí nhân viên và năm 2004 Công CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, trước đây là Sacomreal) được thành lập và 1 năm sau anh chính thức trở thành người điều hành cao nhất ở công ty này, lúc này tôi đã 25 tuổi.

Vậy trong quá trình dấn thân vào ngành địa ốc, và đặc biệt vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng thị trường quá lớn, trong khi tuổi đời lại non trẻ thì làm sao anh có thể lèo lái doanh nghiệp vượt qua bao khó khăn? 

Có thể nói từ những năm đổi mới đến nay thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua nhiều "cung bậc": tăng trưởng - ổn định - nóng sốt - đóng băng - trầm lắng - phục hồi và tăng trưởng trở lại… Các giai đoạn thị trường bất động sản bị khủng hoảng đều tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế, các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng, các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, người tiêu dùng và đội ngũ công nhân, lao động...

Cùng với xu hướng chung của thị trường chúng tôi phải đối chọi với cuộc khủng hoảng rất lớn của thị trường ngay sau đó (2008 – 2013). Qua các giai đoạn thăng trầm trên có thể thấy xu thế tăng trưởng, lên, xuống của thị trường bất động sản cùng chiều với sự tăng trưởng của nền kinh tế. 

Trong đó, các tác động từ quá trình đô thị hóa, phát triển hạ tầng đô thị, trước hết là hạ tầng giao thông; Tác động trực tiếp của hệ thống chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng; Tác động của hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế thông qua quá trình điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương…

Quãng thời gian đó tôi là người trực tiếp và điều hành công ty, đó là nhưng năm tháng cực kỳ khó khăn và là thử thách rất lớn của tôi. Bởi tôi xem TTC Land như là đứa con của mình. Thật may mắn, nhờ chiến lược đúng dắn, kiên trì con đường đã chọn, xem khách hàng là trung tâm và sự đồng lòng của những con người trong công ty đã giúp công ty trụ vững và phát triển mạnh mẽ như ngày nay.

Nếu như một cuộc khủng hoảng thị trường tái lập trong tương lai, những bài học của thời kỳ trước sẽ giúp ông vượt qua khó khăn lần nữa không? Ông có "bí kíp" gì không?

Tôi nghĩ, một doanh nghiệp muốn trụ vững và phát triển ngoài yếu tố nội lực thì vấn đề ngoại lực hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp phải xem khách hàng là trung tâm, trước nay có nhiều doanh nghiệp vẫn cứ xem tài sản của công ty là trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất. Có doanh nhân từng than với tôi lúc rằng "trời không cho làm ăn" lúc công ty  gặp khó khăn. Làm doanh nhân mà chính mình cũng không tự tin vào khả năng của mình nữa thì tin gì bây giờ.

Những năm tháng "vùng vẫy" trong khó khăn chung của thị trường, chúng tôi phát triển nhờ kiên định chiến lược vào thực tế khách hàng. Chúng tôi không theo phong trào, xem khách hàng cần gì chúng tôi làm cái đó, khi kinh tế tăng trưởng tốt trở lại chúng tôi lại điều chỉnh cho phù hợp.

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp trong BĐS cũng khá mạnh mẽ, nhưng nhìn chung cũng là những người sau khi làm môi giới muốn vươn lên làm chủ đầu tư. Vậy ông có những lời khuyên gì cho đội ngũ startup BĐS này không?

Đúng là vậy, hiện phong trào khởi nghiệp đang được nhiều cá nhân trong xã hội hưởng ứng mạnh mẽ. Ngành Bất động sản là một nghề được nhiều người lựa chọn bởi họ cho rằng đây là ngành siêu lợi nhuận và trong bất động sản thì có phong trào từ môi giới lên làm chủ đầu tư.

Tôi được biết, đa phần các công ty môi giới hiện nay bán sản phẩm đất nền, nhưng lượng hàng đất nền lại không nhiều chính vì vậy doanh nghiệp địa ốc đua nhau săn quỹ đất làm chủ đầu tư.

Theo tôi, việc làm chủ đầu tư bất động sản đòi hỏi rất nhiều yếu tố chứ không phải chỉ cần có vốn hay quỹ đất. Hơn 10 năm điều hành một công ty địa ốc, bằng kinh nghiệm thực tế, tôi khuyên, để làm chủ đầu tư dự án, thì doanh nghiệp phải mạnh về vốn, mối quan hệ, chiến lược lâu dài, chứ không phải chỉ dựa hoàn toàn dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng. Nếu chủ doanh nghiệp cứ "nôn nóng" muốn nhanh chóng làm chủ đầu tư mà bỏ qua những vấn đề trên hoặc làm ăn kiểu "ăn xổi" thì hậu quả sẽ rất khôn lường.

Ông có thể cho biết thị trường năm 2019-2020 sẽ diễn biến theo hình gì? Vì sao sau một thời gian chững lại, thì phân khúc BĐS hạng sang và siêu sang lại tăng trưởng mạnh trong giai đoạn hiện nay?

Tôi cho rằng thị trường 2 năm tới (2019 – 2020) vẫn tăng trưởng tốt dựa tên những yếu tố liên quan đến thị trường này như: lãi suất tín dụng thì đang ở mức hợp lý; cơ chế chính sách ngày càng chặt chẽ; các chủ thể tham gia thị trường đã chuyên nghiệp hơn; lạm phát, giá vàng, chứng khoán... chưa có dấu hiệu tăng đột biến. Do đó, về tổng thể, từ giờ đến cuối năm 2020, thị trường bất động sản sẽ ổn định, không có biến động lớn.

Thời gian gần đây phân khúc BĐS hạng sang và siêu sang khá sôi động sau một thời gian phát triển trầm lắng dù ổn định vì được hỗ trợ bởi nhiều lợi thế như tích lũy người dân tăng cao, các chính sách phù hợp dành cho nhiều đối tượng người mua.

Pháp lý được nới rộng, chính sách mới cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam cũng như nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định so với các nước trong khu vực đã tạo ra nhiều ưu thế lẫn niềm tin với các nhà đầu tư. Điều này cũng phần nào khiến tình hình cung - cầu tại phân khúc cao cấp có những diễn biến tích cực hơn.

Ngoài ra, các yếu tố về chất lượng dự án, uy tín chủ đầu tư, pháp lý minh bạch cũng phần nào tạo ra sức hấp dẫn đối với các khách hàng nước ngoài.

Xin cảm ơn ông!

Đăng Khải

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên