Singapore sẽ tăng trưởng 0% vì chiến tranh thương mại "gõ cửa" toàn khu vực
Triển vọng của Singapre đã trở nên vô cùng xám xịt trong những tháng gần đây khi Mỹ và Trung Quốc, hai đối tác thương mại lớn nhất của nước này, tiếp tục tranh chấp về thương mại.
- 01-08-2019Nhà giàu Singapore mua nhà xa xỉ cho con để tránh thuế
- 27-07-2019Singapore tính chi hàng tỷ USD để tự cứu trong ảnh hưởng chiến tranh thương mại
- 24-07-2019Nghề kinh doanh tâm linh kiếm bộn tiền ở Singapore
Chính phủ Singapore đã giảm chỉ số dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay xuống gần như bằng không, khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ngày một leo thang đã làm suy yếu nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại này.
Kinh tế Singapore sẽ tăng trưởng 0,0% -1,0% trong năm nay, so với mức dự báo 1,5% -2,5% trước đây, Bộ Thương mại và Công nghiệp cho biết hôm thứ ba. Số liệu cuối cùng của Quý hai cho thấy GDP giảm 3,3% so với quý I.
"Là một nền kinh tế nhỏ và cởi mở, Singapore là một trong những quốc gia nhạy cảm với làn sóng chiến tranh thương mại nhất", theo bà Selena Ling, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và chiến lược ngân hàng tại Oversea-Chinese Banking tại Singapre. "Chúng tôi thấy sự tăng trưởng đang chững lại ở một số nơi khác nhau như Hồng Kông, mặc dù có thể vì những lý do khác nhau. Đây là xu hướng của hầu hết châu Á tại thời điểm này".
Nền kinh tế Singapore tăng trưởng 0,1% trong Quý hai so với cùng kỳ năm trước, không thay đổi nhiều so với ước tính trước đây của Chính phủ. Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg ước tính GDP quý II của Singapore thu hẹp 3,0% so với quý I và tăng trưởng 0,2% so với một năm trước.
Đồng đô la Singapore suy yếu 0,1% sau khi số liệu được công bố, và một ngày sau chạm mức thấp trong vòng hai năm.
Triển vọng ảm đạm
Triển vọng của Singapre đã trở nên vô cùng xám xịt trong những tháng gần đây khi Mỹ và Trung Quốc, hai đối tác thương mại lớn nhất của nước này, tiếp tục tranh chấp về thương mại. Điều đó đã làm gia tăng những dự báo về suy thoái kinh tế ở Singapore và nguy cơ mất việc làm.
Đối mặt với bối cảnh kinh tế vĩ mô bên ngoài đầy thách thức và sự suy thoái ngày càng sâu sắc trong chu kỳ điện tử toàn cầu, nền kinh tế Singapore có thể sẽ tiếp tục phải đối mặt với những biến động tiêu cực trong những tháng còn lại của năm. Tuy nhiên chính phủ Singapore cho biết chính sách tiền tệ sẽ không thay đổi.
Trong thông điệp vào Quốc khánh tuần trước, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết Chính phủ sẵn sàng kích thích nền kinh tế nếu cần. Tuy vậy, câu chuyện về sự ổn định cho nửa cuối năm có lẽ đã không còn nữa. Một số động thái về mặt tài chính có thể sắp diễn ra, ví dụ một số hình thức trợ giúp có mục tiêu cho các doanh nghiệp và người lao động.
Xuất khẩu bị ảnh hưởng
Xuất khẩu đã giảm mạnh trong tháng 6 xuống mức thấp thứ hai kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ trước. Chỉ số quản lý mua hàng tháng 5 đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 2016 và hiện đã cho thấy sự chững lại trong ba tháng liên tiếp, do áp lực sụt giảm từ mảng điện tử.
Dữ liệu khác hôm thứ ba từ Enterprise Singapore cho thấy xuất khẩu phi dầu mỏ đã giảm 14,6% trong Quý hai so với cùng kỳ năm trước khi lượng hàng xuất khẩu cả sản phẩm điện tử và phi điện tử đều giảm.
"Rất nhiều triển vọng tăng trưởng của Singapore được đặt ra trên kỳ vọng về nhu cầu cuối cùng – điều mà được dự đoán sẽ ngày càng tồi tệ hơn, bao gồm trên cả các nền kinh tế khu vực. . Mức độ ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại có thể vượt xa mọi dự kiến ban đầu", theo Vishnu Varathan, người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank Ltd. tại Singapore cho biết.
Dự báo cho xuất khẩu phi dầu mỏ trong năm nay đã được điều chỉnh xuống -9% đến -8%, từ kỳ vọng trước đó là -2% đến 0%, Enterprise Singapore cho biết.
Dưới đây là một số chi tiết trong báo cáo GDP của Singapore:
• Ngành dịch vụ thu hẹp lại 2% trong Quý thứ hai so với quý I. Ngành xây dựng giảm 5,5% và sản xuất giảm 3,4%
• Ngành bán buôn và bán lẻ giảm 7,9%
• Ngành tài chính và bảo hiểm tăng trưởng 7,6%
• Ngành vận chuyển và lưu trữ tăng 6,5%
Bloomberg
- Con số bất ngờ lý giải tại sao Trung Quốc lại muốn thỏa thuận thương mại
- Lộ trình đánh thuế của ông Trump đã đi từ kế hoạch bài bản đến mớ bòng bong hỗn loạn như thế nào?
- Điêu đứng vì thương chiến, nông dân Mỹ phá sản nhiều kỷ lục
- Ông trùm đầu cơ Mỹ cảnh báo sau chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ sẽ là chiến tranh vốn
- Ông Trump dọa tăng thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc nếu không đạt được thỏa thuận thương mại