Sinh con thứ hai, cặp vợ chồng Hải Phòng có thu nhập 10 triệu/tháng vẫn chi tiêu hợp lý cho cả gia đình
Chỉ lĩnh tiền trợ cấp sau sinh, thu nhập của chồng cũng không cao nhưng cả gia đình 4 người chị T.H vẫn thoải mái nhờ cách phân bổ chi tiêu hợp lý.
- 08-10-202213 thói quen sai lầm đang âm thầm bào mòn túi tiền, đặc biệt là chi tiêu theo cảm xúc
- 01-10-2022Quan điểm chi tiêu tự do 'vì ta chỉ sống 1 lần' đã thay đổi hoàn toàn kể từ khi có con
- 30-09-2022Bí quyết chi tiêu nhìn hưởng thụ nhưng đang rất tiết kiệm của cô gái Mỹ có triệu USD trong tay
- 26-09-2022Ở với bố mẹ mua đồ không nhìn giá, xa nhà nửa tháng đã hết tiền: Cách quản lý chi tiêu
Thời điểm kinh tế tài chính của gia đình chị T.H khó khăn nhất, phải kể tới giai đoạn khi sinh con thứ 2. Đó cũng là khoảng thời gian họ cũng vừa quyết định mua nhà.
" Tháng 3 năm 2015, c ó 630 triệu là vợ chồng tôi bắt tay vào mua nhà, căn nhà này đã được xây dựng sẵn. Tổng chi phí hết 800 triệu, mua đồ cơ bản như bàn ghế, tủ lạnh, máy giặt, đồ bếp hết 30 triệu nữa. Gia đình tôi vay bố 100 triệu và đi vay thêm 100 triệu ở ngân hàng ", chị T.H chia sẻ.
Tới tháng 11 năm 2015, chị T.H sinh bé thứ hai. Có khoản tiền thai sản 60 triệu, chị đã trả ngay cho bố. Số tiền nợ còn lại thì gom góp tích lũy từng tháng (chị T.H vẫn đi làm đến hết tháng 9/2015).
Bảng chi tiêu năm 2015 của gia đình chị T.H. Ảnh: NVCC.
" Tới cuối tháng 12 năm 2016 là hai vợ chồng mình đã trả hết khoản nợ cho ngân hàng và của bố. Khi mình đổi việc thời điểm năm 2016 cũng là lúc được nhận mức lương tăng gấp đôi so với năm trước, cộng thêm làm ngoài giờ nên tốc độ trả nợ khá nhanh. Nhưng lại mất rất nhiều thời gian cho công việc mà không thể bên con.
Về vấn đề trả nợ thì mình cũng không quá áp lực vì cứ trả túc tắc thôi, kéo dãn 100 triệu của ngân hàng trong 2 năm thì tiền lãi suất cũng không quá nặng. Còn tiền sinh thì tính ra bảo hiểm cũng không giúp đỡ được bao nhiêu. Tôi sinh mổ nên trọn gói cũng tầm 10 triệu. Nhưng may mắn là sinh bé thứ 2, vẫn còn giữ rất nhiều đồ của bé đầu nên hầu như không phải mua quần áo nữa ", chị T.H chia sẻ.
Bảng chi tiêu năm 2016 của gia đình chị T.H. Ảnh: NVCC.
Vấn đề về thu nhập
Chị T.H nghỉ việc tính từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 9 năm 2016 mới đi làm lại. Ông xã của T.H có mức thu nhập thời điểm đó khá thấp, chỉ từ 2,3 đến 2,4 triệu/tháng. " Anh nhà tôi có làm thêm bên ngoài, thu nhập thêm cũng không nhiều, tầm từ 2 triệu đến 3 triệu/tháng. Tổng thu của chồng tôi vào tầm 5 triệu/tháng. Tôi có hưởng tiền thất nghiệp được 5.850k trong 4 tháng ", chị T.H chia sẻ.
Bài toán chi tiêu của gia đình lúc nào phải co kéo làm sao cho hợp lý vì ngoài chi tiêu cho hai vợ chồng, vẫn còn khoản cho bạn đầu mới 3 tuổi, bé còn dùng sữa ngoài, bỉm. "Thời điểm trước thì đi làm, ăn trưa công ty lo, xe đi ô tô bus. Còn chi tiêu trong thời điểm này thì tôi gần như chỉ ăn sáng với gia đình, tính chung vào tiền ăn cố định. Chồng thì cần ăn trưa ngoài, tiền xăng xe".
Với thu nhập eo hẹp, bài toán chi tiêu của gia đình chị T.H phải co kéo làm sao cho hợp lý. Ảnh minh họa.
Về vấn đề chi tiêu
Chị T.H cũng ghi chép lại chi tiêu của gia đình vào thời điểm khó khăn nhất này. Nhìn vào bảng chi tiêu tổng sẽ thấy ngay cách phân bổ khoa học và tính toán rất kỹ trên tổng thu nhập.
Tiền ăn cố định: 23%
Tiền ăn trưa, xăng xe của chồng: 10%
Tiền hiếu hỉ, đám: 13% - 16%
Tiền mua sắm, chi tiêu cho gia đình như mua đồ dùng cho nhà cửa, sửa chữa bảo dưỡng xe, internet,...: 6% đến 12%
Tiền khám chữa bệnh cho con: 5%
Tiền cho bé: 27% - 30%
" Khoản này tôi phải chi tiêu cố định vì sữa bỉm bạn lớn dùng khá nhiều, không thể tiết kiệm được. Bạn lớn đi học trường tư gần nhà nên học phí vào khoảng 1 triệu/tháng. Số tiền chi tiêu này mỗi tháng chủ yếu là cho bạn lớn ".
Sắm quần áo: Mua rất ít, không đáng kể. Bạn lớn có rất nhiều đồ được cô bác cho, tới bạn bé thì dùng lại. Võng, xe đẩy, xe tập đi bạn thứ hai đều dùng lại của bạn lớn nên đỡ nhiều.
Khoản du lịch, giải trí: Không có. Vì vẫn còn đang phải trả nợ nên gia đình chị T.H cắt toàn bộ chi tiêu cho giải trí và du lịch.
Khó khăn tài chính đều có thể vượt qua nếu chuẩn bị tốt về tâm lý và biết điều tiết chi tiêu
Sau khi nhìn lại giai đoạn khó khăn nhất về kinh tế khi thu nhập của hai vợ chồng chỉ có khoảng 10 triệu/tháng chi tiêu cho gia đình 4 người thì chị T.H nhận thấy rằng "khéo co thì sẽ ấm". Khó khăn tài chính nào cũng sẽ vượt qua nếu chúng ta chuẩn bị tốt về tâm lý và biết điều tiết chi tiêu cho gia đình. Và kỷ luật bản thân ưu tiên thời điểm nào thì phải tiết kiệm cái này bù cho cái khác.
" Vì đâu đó lướt mạng rất nhiều tôi có đọc thấy 1 vài ba câu anh lương 5 triệu, em lương 7 triệu chúng ta cùng hạnh phúc nếu biết đủ. Tôi nghĩ rằng đó là những câu chuyện có thực, cũng không phải cổ tích chút nào đâu. Biết đủ là sẽ hạnh phúc. Lối sống là của bạn chọn, tối giản hay xa hoa miễn cảm thấy đủ và vui là được rồi.
Với tôi, điều quan trọng nhất là biết được bản thân muốn gì và không so sánh mình với bất kỳ ai. Khi chúng ta trải nghiệm nhiều hơn thì cũng nhận ra một điều rằng mỗi cá nhân là duy nhất, có sự đặc sắc riêng. Điều tôi hướng tới là đủ cho mình, chứ không phải là đủ theo tiêu chuẩn của xã hội hoặc của người xung quanh ", chị T.H cho biết.
Chị T.H nhận thấy rằng việc chi tiêu cứ "khéo co thì sẽ ấm". Ảnh minh họa.
Chị T.H cũng cho rằng, gọi là khó khăn trong tài chính, chứ thời điểm đó bản thân chị thấy rất hạnh phúc. Vì được ở nhà 10 tháng với con, quãng thời gian đó mẹ con bên nhau tình cảm, gắn kết và hạnh phúc. Việc con nhỏ có mẹ bên cạnh cũng là điều chị thấy vui, vì con bớt thiệt thòi. Sau 5 năm cống hiến cho công việc, không cần tất bật dậy từ 6 giờ sáng đi làm hơn 40 cây mà có thể ôm con ngủ và nghỉ ngơi thoải mái. Chính vì thế, điều quan trọng vẫn là cách bạn tìm niềm vui trong cuộc sống.
Phụ nữ Việt Nam