Số ca Covid-19 toàn cầu bất ngờ tăng trở lại sau 7 tuần giảm dù đã có vaccine, tại sao lại như vậy?
Theo Tổng Giám đốc WHO, số ca nhiễm gia tăng là chuyện không bất ngờ, nhưng đáng thất vọng.
- 01-03-2021Nước Anh và bài học cho cả thế giới: Trở thành "phòng thí nghiệm sống" về khả năng của biến chủng Covid-19 mới
- 27-02-2021Anh có thể sẽ có vaccine COVID-19 ở dạng viên trong tương lai
- 26-02-2021Bệnh nhân ung thư có được tiêm vắc xin Covid-19 không: Chuyên gia BV K giải đáp băn khoăn của hàng nghìn người bệnh
- 26-02-2021Tiêm phòng vắc-xin Covid-19: Chuyên gia giải đáp một số băn khoăn của người dân trước khi tiêm
Reuters đưa tin, Tổ chức Y tế Thế giới WHO hôm 1/3 công bố số liệu cho thấy số ca mắc mới Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã bất ngờ tăng trở lại sau 7 tuần giảm liên tiếp, bất chấp thế giới đã có vaccine.
"Chúng ta cần phải có sự cảnh báo sâu sắc, rằng virus sẽ tiếp tục bùng phát nếu chúng ta bỏ mặc nó," - Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO cho biết. "Và điều đó không được phép xảy ra."
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO
Vấn đề là tại sao số ca nhiễm lại gia tăng trở lại? Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, việc các ca nhiễm gia tăng là điều "đáng thất vọng nhưng không gây ngạc nhiên", bởi các nước đang bắt đầu lơ là trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Ông cho biết, lúc này vẫn là quá sớm để các nước hoàn toàn dựa vào chương trình tiêm chủng toàn cầu và từ bỏ các biện pháp phòng dịch khác.
"Nếu các nước chỉ dựa vào vaccine, họ đang mắc sai lầm. Các biện pháp phòng dịch cộng đồng vẫn là nền tảng trong công tác ứng phó dịch."
Với vaccine, nhiều người dân bắt đầu có thái độ chủ quan, không còn muốn đeo khẩu trang và tuân thủ quy định giãn cách. Mọi sự lơ là đều có thể phải trả giá - theo đại diện Bộ Y tế Ấn Độ.
Ông Tedros lưu ý rằng Ghana và Bờ Biển Ngà hiện đang nằm trong số những quốc gia đầu tiên nhận tiêm chủng bằng nguồn vaccine từ COVAX - chương trình hợp tác quốc tế nhằm cung cấp vaccine cho các nước thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, ông chỉ trích những quốc gia lớn hơn đang dự trữ nhiều vaccine hơn mức cần thiết, đồng thời cho biết việc để toàn thế giới được tiêm chủng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả quốc gia.
"Thực sự đáng tiếc khi một số quốc gia vẫn tiếp tục ưu tiên tiêm chủng cho các nhóm rủi ro thấp trong dân số, trong khi còn rất nhiều nhân viên tuyến đầu và người cao tuổi ở những nơi khác," - Tedros nhận định.
Một lý do khác khiến số ca nhiễm gia tăng là sự xuất hiện của các biến chủng mới - theo Giáo sư William A. Haseltine từ Trường Y ĐH Harvard. "Các ca nhiễm mới tăng lên có thể do biến thể B.1.1.7 từ Anh, chủng B.1.351 từ Nam Phi và P.1 của Brazil. Đây đều là các biến thể nguy hiểm, có thể tăng số ca và tốc độ lây nhiễm." Đây cũng là ý kiến chung của một số nhà dịch tễ học trên thế giới.
Nguồn: Reuters, Forbes
Pháp luật và Bạn đọc