MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"So găng" đội quân hùng hậu sau lưng hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung

09-04-2017 - 11:46 AM | Tài chính quốc tế

Tất nhiên so sánh những nhân vật chủ chốt trong 2 hệ thống chính trị hoàn toàn khác nhau là điều không thể. Nhưng dưới đây là những người có tầm ảnh hưởng lớn đến các quyết định mà hai bên đưa ra.

Nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, một người thề sẽ “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” và người còn lại muốn “giấc mơ Trung Hoa” trở thành hiện thực, gặp mặt lần đầu tiên tại Palm Beach, Florida. Cùng với nhau, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình quản lý hai nền kinh tế chiếm 1/3 GDP, 1/4 kim ngạch thương mại và 2 hệ thống quân sự hùng mạnh nhất thế giới. Vì thế, Mỹ và Trung Quốc chọn con đường nào, đối đầu hay đối thoại, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ thế giới.

Tất nhiên so sánh những nhân vật chủ chốt trong 2 hệ thống chính trị hoàn toàn khác nhau là điều không thể. Nhưng dưới đây là những người có tầm ảnh hưởng lớn đến các quyết định mà hai bên đưa ra.

Sau chiến thắng bất ngờ của Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử năm ngoái cũng là “cuộc đổ bộ” vào Nhà Trắng của một loạt các nhân vật hoài nghi lợi ích của tự do thương mại. Bên cạnh đó còn là các cố vấn tán thành việc tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc. Về phía Trung Quốc cũng là đội ngũ các lãnh đạo sẵn sàng đáp lại để kiềm chế sức ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á.

Chính bản thân ông Trump cũng đã dự báo về một cuộc thảo luận “rất khó khăn” khi hai bên bắt đầu bàn đến những chính sách thương mại và các vấn đề an ninh nóng bỏng như mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên. Phía sau lưng ông là nhóm cố vấn mang đậm tinh thần chủ nghĩa dân tộc, như chiến lược gia trưởng Steve Bannon – người từng dự đoán sẽ tình hình biển Đông sẽ căng thẳng hơn hay “vua phá sản” Wilbur Ross nay trở thành Bộ trưởng Thương mại từng nhiều lần chỉ trích Trung Quốc.

Có vẻ như Trung Quốc vẫn duy trì “sự điềm tĩnh chiến lược”, phát tín hiệu sẵn sàng thỏa hiệp về vấn đề thương mại nhưng sẽ không từ bỏ những lý lẽ về an ninh châu Á. Thủ tướng Lý Khắc Cường có thể phát đi những cảnh báo về các cuộc chiến thương mại gây thiệt hại cho cả đôi bên trong khi những cán bộ ngoại giao kỳ cựu như ông Dương Khiết Trì xây dựng mối quan hệ với những nhân vật có vẻ mềm mỏng như cố vấn cấp cao Jared Kushner.

KINH TẾ

Mỹ - Trung là hai nền kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, đến nỗi cách đây hơn 1 thập kỷ nhà sử học Niall Ferguson và chuyên gia kinh tế Moritz Schularick đã gọi họ là “Chimerica”. Người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng các mặt hàng giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với khối lượng trái phiếu khổng lồ. Dòng chảy vốn và hàng hóa “cuồn cuộn” chảy giữa hai bên bờ Thái Bình Dương.

Tổng thống Trump muốn tái định hình mối quan hệ kinh tế giữa hai nước, kêu gọi các công ty Mỹ tìm kiếm giải pháp thay thế cho hệ thống mà ông cho là đã cướp đi việc làm của người Mỹ, gây ra thâm hụt thương mại lên tới 350 tỷ USD với Trung Quốc trong năm ngoái.

“Nòng pháo” của cựu trùm bất động sản bao gồm các loại thuế quan mà từ lâu Peter Navarro đã tán thành. Ông cũng có thể gắn mác thao túng tiền tệ cho Trung Quốc – động thái đang được Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin xem xét.

Tuy nhiên, tình hình hiện nay khá ủng hộ ông Tập Cận Bình. Tại Davos hồi tháng 1, ông Tập đã nói với giới tinh hoa toàn cầu rằng “phát động 1 cuộc chiến thương mại sẽ chỉ gây tổn thương và mất mát cho cả hai bên”. Hai lựa chọn của ông Tập là: mở cửa các ngành dịch vụ vẫn đang đóng kín như bảo hiểm và viễn thông, hoặc bỏ qua Mỹ và mở rộng hoạt động thương mại ở các thị trường khác.

Dẫu vậy, Trung Quốc vẫn cần phải tiếp cận với nền kinh tế lớn nhất thế giới để phát triển ngành sản xuất các hàng hóa công nghệ cao như robot, máy móc và thiết bị y tế tiên tiến.

AN NINH

Ngay cả trước khi ông Trump thắng cử, giới phân tích cũng đã dự báo căng thẳng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ leo thang. Ngoài vấn đề biển Đông, sau chưa đầy 3 tháng, chính quyền của Tổng thống Trump đã bận tâm đến vấn đề Triều Tiên và buộc ông Tập phải quay trở lại bàn đàm phán. Trong chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc tháng trước, Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson đã phát đi những thông điệp sắc bén về các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Ngoài ra, khi vừa mới nhậm chức, ông Trump đã thách thức chính sách “Một Trung Quốc” của Trung Quốc khi gọi điện cho người đứng đầu đảo Đài Loan – bà Thái Anh Văn.

Thu Hương

Bloomberg

Trở lên trên