MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sợ hãi, trì hoãn và 5 nguyên nhân "đáng sợ" khiến bạn mãi kiếp nghèo, sự nghiệp cả đời dậm chân tại chỗ

24-07-2019 - 23:59 PM | Sống

Thất bại chỉ đáng sợ 1, thì không biết nguyên nhân mà mình thất bại chính là điều đáng sợ gấp 10.

1. Luôn kiếm cớ

Thói quen luôn tìm cớ để thay đổi nguyên nhân thất bại, rũ bỏ trách nhiệm sai lầm của mình chính là phản ứng thường thấy ở rất nhiều người hiện nay. Tất cả những ai như vậy đều có một số điểm chung như là: không có sự chuyên nghiệp, không có lòng kiên trì và không có niềm tin vững chắc vào công việc cũng như cuộc sống. Do đó, ngay khi gặp khó khăn, chịu áp lực, họ luôn lựa chọn trốn tránh và từ bỏ, cũng như khi gặp rủi ro, chịu thử thách, họ sẽ do dự rút lui mà không dám đối mặt. Bằng cách không ngừng bào chữa, kiếm cớ cho sai lầm của bản thân, họ mong rằng có thể che giấu sự thiếu hiểu biết của mình, tự an ủi bản thân.

2. Sợ hãi

Trong môi trường làm việc, nhiều người luôn lo sợ bị lãnh đạo và cấp trên phê bình, chỉ trích, sợ bị đánh giá mình không đủ năng lực, sợ bị nhìn ra những khuyết điểm và thiếu sót không thể che giấu. Chính vì thế, họ luôn chú ý tới ánh mắt phán xét của người ngoài, tránh làm gì quá nổi bật, rơi vào cái nhìn săm soi của người khác

Có một kiểu tâm lý rất ngược đời như vậy. Một nửa trong họ mong mình có tài năng, đủ sức tỏa sáng nhưng một nửa lại không dám xông pha, bứt phá và vượt lên so với mọi người. Nguyên nhân của thất bại đôi khi không nằm ở sai lầm mà chính là tâm lý sợ hãi không dám phạm sai lầm của chúng ta.

Sợ hãi, trì hoãn và 5 nguyên nhân đáng sợ khiến bạn mãi kiếp nghèo, sự nghiệp cả đời dậm chân tại chỗ - Ảnh 1.

Trong môi trường làm việc, nhiều người luôn lo sợ bị lãnh đạo và cấp trên phê bình, chỉ trích, sợ bị đánh giá mình không đủ năng lực, sợ bị nhìn ra những khuyết điểm và thiếu sót không thể che giấu. Chính vì thế, họ luôn chú ý tới ánh mắt phán xét của người ngoài, tránh làm gì quá nổi bật, rơi vào cái nhìn săm soi của người khác

3. Lười biếng học hỏi

Đôi khi bạn cần phải thách thức giới hạn khả năng của bản thân mới có thể tạo ra thành tựu lớn. Quá trình này sẽ hơi khó khăn và không thoải mái. Nhưng đây là cách bộ não con người phát triển. Bạn sẽ học được nhiều hơn khi bạn thách thức các giới hạn của mình và di chuyển ra khỏi vùng an toàn trước đây. Có như vậy, chúng ta mới có thể không ngừng mở rộng thế giới tri thức và cuộc sống xung quanh mình, không bị nhốt trong một vòng tròn luẩn quẩn những công việc thường ngày, mãi mãi chỉ dậm chân tại chỗ mà chẳng tiến bộ hơn.

4. Do dự

Hành động hấp tấp sẽ đem tới những nguy hiểm nhưng những nguy hiểm đó vẫn không đáng sợ bằng tâm lý do dự. Sự do dự có thể trở thành một loại "bệnh truyền nhiễm", không chỉ ảnh hưởng tới bản thân mà còn liên quan tới quyết định của những người xung quanh dù ít dù nhiều, bất kể họ có tâm lý kiên định thế nào. Do dự và băn khoăn quá nhiều, chúng ta sẽ đánh mất sự chủ động trong cách giải quyết vấn đề, để lỡ những cơ hội quý giá vào tay kẻ khác.

Con người tài giỏi đến mấy cũng có thời điểm phạm sai lầm, nhưng biết sai thì sửa sai, cái gì cần thay đổi thì kịp thời khắc phục, rèn luyện nhiều hơn. Đừng biến do dự trở thành nguyên nhân hủy diệt sự tiến bộ của trí tuệ và văn minh.

Sợ hãi, trì hoãn và 5 nguyên nhân đáng sợ khiến bạn mãi kiếp nghèo, sự nghiệp cả đời dậm chân tại chỗ - Ảnh 2.

Sự do dự có thể trở thành một loại "bệnh truyền nhiễm", không chỉ ảnh hưởng tới bản thân mà còn liên quan tới quyết định của những người xung quanh dù ít dù nhiều, bất kể họ có tâm lý kiên định thế nào.

5. Trì hoãn

Kể cả khi chúng ta đã có một bản kế hoạch phát triển rất đầy đủ và chi tiết, nhưng liệu chúng ta có bắt tay vào thực hiện luôn hay không lại là một vấn đề khác. Rất nhiều người luôn lựa chọn trốn tránh hoặc tìm cách trì hoãn khi cần thực sự bắt tay vào hành động. Họ có thể phàn nàn, có thể oán trách, nhưng lại không bỏ công sức vào thực hiện bất cứ điều gì. Chính vì thế, thói quen lười biếng dần được hình thành, kéo theo vũng lầy về công việc và cuộc sống nhàm chán. Sự trì trệ từ trong tư duy chính là nguyên nhân khiến sự nghiệp không thể tiến bước.

6. Nhiệt tình nhất thời

Trong rất nhiều cuộc thất bại, 80% nguyên nhân đến từ tâm lý bỏ dở giữa chừng. Sự nhiệt tình nhất thời khiến chúng ta dồn mọi công sức để theo đuổi một mục tiêu. Nhưng đi được 1/3 chặng đường rồi, chúng ta lại thấy chán nản, đánh mất động lực tiếp tục, rồi quyết định "đứt gãy giữa đường" mà không tiếp tục phấn đấu. Những người như vậy sẽ khó lòng được nếm trải cảm giác thỏa mãn và thành công khi sự kiên trì mình bỏ ra được đền đáp bằng thành quả xứng đáng.

7. Sợ bị từ chối

Lòng tự trọng của một người có thể rất nặng, nhưng cũng rất mong manh. Chúng ta luôn sợ bị từ chối, sợ bị bẽ mặt, sợ tổn thương tự tôn. Đây cũng là một biểu hiện của thói quen trốn tránh sự thật về năng lực và bản thân mình. Chính thời điểm đó, chúng ta cũng đánh mất lòng dũng cảm không dám đối mặt với những điều mình muốn, không dám làm những điều mình mơ. Chỉ có người dám đặt lòng tự trọng sang một bên, đương đầu với ánh mắt và phán xét của người khác, mới có cơ hội đạt được ước muốn trong tầm tay.

Dương Mộc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên