Số ô tô trên 1.000 dân ở Hàn Quốc là 487, Singapore là 98, Philippines là 45, Việt Nam là bao nhiêu?
Việt Nam hiện đang là thị trường ô tô có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực Đông Nam Á. Theo Nikkei Asia, trong năm 2021, Việt Nam lần đầu chứng kiến doanh số bán xe hơi tăng cao trong 2 năm trở lại với 300.000 xe, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.
- 07-06-20225 năm nữa GDP Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á, ngang ngửa Thái Lan, còn GDP đầu người thì sao?
- 31-05-2022Giá xăng trên GDP bình quân của Việt Nam cao hay thấp so với các nước láng giềng?
Tại Nhật Bản, theo cơ quan thống kê, số xe hơi đăng ký đã đạt 68,9 triệu chiếc, có nghĩa là cứ 2 người Nhật thì sẽ có 1 người có ô tô. Đáng chú ý là số ô tô đăng ký tại Nhật cũng gần như tương đương với số xe đạp (69,1 triệu chiếc).
Với Hàn Quốc, số lượng ô tô đăng ký ở quốc gia gần 52 triệu dân này đã đạt 25,07 triệu vào cuối tháng 3/2022, tương đương cứ 1.000 người Hàn Quốc thì có 487 người sở hữu một chiếc xe, theo số liệu của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông.
Tính toán theo dữ liệu ô tô đăng ký từ cơ quan đăng kiểm các quốc gia. Số liệu về ô tô đăng ký - không chỉ là số ô tô sở hữu cá nhân
Quốc gia đông dân nhất thế giới - Trung Quốc - hiện có 302 triệu ô tô đang lưu hành. Như vậy, số xe trung bình trên 1.000 dân sẽ khoảng hơn 200.
Hiện số xe hơi ở Singapore chỉ tương đương khoảng 10% dân số. Trên thực tế, Singapore là một trong những nơi chi phí để sở hữu ô tô đắt nhất trên thế giới. Tại đây, người mua xe mới phải tham gia đấu thầu để có Giấy phép sử dụng ô tô (Certificate of Entitlement - COE). Đấu thầu được tổ chức hai lần mỗi tháng.
Phí COE cho một chiếc xe nhỏ là 25.920 SGD (khoảng 19.000 USD) và có thể dao động tùy theo cung cầu. Người mua xe cũng phải tốn thêm phí đăng kí bổ sung (ARF). Các chí phí này được cho là để giải quyết tắc nghẽn giao thông ở Singapore. Song, chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá hiệu quả của chi phí mua xe đến tắc nghẽn giao thông.
Theo dữ liệu từ Cổng thông tin Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến tháng 11/2021, tổng số ô tô đang lưu hành tại Việt Nam là 4,512 triệu chiếc. Như vậy, số xe hơi trên 1.000 dân Việt Nam là khoảng 46. Con số này được tính dựa trên toàn bộ số xe đăng ký, không phải số xe sở hữu cá nhân.
Việt Nam là thị trường tiêu thụ ô tô đứng thứ tư ASEAN
Việt Nam hiện đang là thị trường ô tô có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực Đông Nam Á. Theo Nikkei Asia, trong năm 2021, Việt Nam lần đầu chứng kiến doanh số bán xe hơi tăng cao trong 2 năm trở lại với 300.000 xe, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2021, Việt Nam tiếp tục vươn lên vị trí thứ 4 trong nhóm doanh số bán xe mới trong khu vực, vị trí này trước đó đã được Philippines giữ khá lâu.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2021, nhập khẩu ô tô đạt 160.035 chiếc, với trị giá 3,7 tỷ USD, tăng 52,1% về số lượng và 55,7% về trị giá so với năm 2020. Số lượng nhập khẩu trung bình 13.336 xe mỗi tháng.
Việt Nam nhập khẩu ô tô chủ yếu từ 3 thị trường là Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc. Ba thị trường này chiếm 92,4% thị phần nhập khẩu ô tô của cả nước. So với năm 2020, nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc tăng mạnh, hơn 206,6% và Thái Lan tăng 53,6%.
Về giá trị, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan trong năm 2021 đạt 1,509 tỷ USD, tăng 40,7% so với năm 2020. Từ Trung Quốc là 873,1 triệu USD, tăng 216,8%. Từ Indonesia đạt 559,5 triệu USD, tăng 27,5%. Từ Nhật Bản là 150 triệu USD, tăng 36,3% so với năm 2020. Từ Hàn Quốc là 106 triệu USD, tăng 42% và từ EU là 85 triệu USD, tăng 52,2%.
Giá nhập khẩu trung bình năm 2021: đạt 22.853 USD/chiếc, tăng nhẹ 2,3% so với năm 2020. Giá xe tăng mạnh ở các xe nhập khẩu từ Đức (tăng 40%), Hoa Kỳ (tăng 19,6%) và giảm giá xe nhập khẩu từ Ấn Độ (giảm 66%), Nga (giảm (14,2%), Thái Lan (giảm 8,4%).