Số phận của ô tô nội đi đâu, về đâu khi thuế giảm còn 0%?
Việc thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm sẽ gây khó khăn cho việc cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Không ít doanh nghiệp lớn như Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam và Hyundai Thành Công đã dần chuyển hướng từ lắp ráp trong nước sang nhập khẩu nguyên chiếc về bán.
- 15-11-2017Hàng loạt doanh nghiệp nhập khẩu ô tô bị truy thu thuế trăm tỷ
- 20-10-2017Việt Nam chi hơn 1,6 tỷ USD nhập khẩu ô tô
- 22-08-2017Công ty con xin nhập khẩu ô tô có “mẹ” liên quan đến Euro Auto buôn lậu BMW
- 03-07-2017Chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
- 19-06-2017Thuế nhập khẩu ô tô về 0%, gấp rút ứng phó
Theo đúng lịch trình, vào đầu năm 2018 tới đây, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN về Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu là 0%. Điều này sẽ khiến các mẫu xe nhập khẩu, đặc biệt thuộc phân khúc xe giá rẻ có thêm điều kiện giảm giá.
Trong khi đó, tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp tham gia sản xuất, lắp ráp ô tô vẫn phụ thuộc nhập khẩu linh kiện gồm vỏ xe, thâm xe, cụm linh kiện máy móc từ nước ngoài. Do tỷ lệ nội địa hoá thấp nên giá thành xe hơi lắp ráp tại Việt Nam cao hơn khoảng 20% so với xe sản xuất trong khu vực ASEAN.
Việc thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm sẽ gây khó khăn cho việc cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Không ít doanh nghiệp lớn như Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam và Hyundai Thành Công đã dần chuyển hướng từ lắp ráp trong nước sang nhập khẩu nguyên chiếc về bán.
Với cách làm này, các hãng dễ dàng để bán sản phẩm mà không sợ ảnh hưởng đến doanh thu. Tuy nhiên, nó lại làm các địa phương mất thuế, phần giá trị gia tăng trong nước thấp, khiến người lao động mất việc làm.
Nhịp sống kinh tế