So sánh 6 yếu tố quyết định thành công trong ngành bán lẻ của các "ông trùm" để biết tại sao Vincommerce vượt xa Saigon Co.op, Lotte, AEON,...
Theo nghiên cứu của McKinsey & Company, các nhà bán lẻ sẽ chiến thắng nếu họ đáp ứng được các tiêu chí: tiện lợi, giá cả hợp lý, quản lý chặt chẽ các nguồn lực và lợi nhuận,... sẽ có nhiều khả năng thành công ở thị trường Việt Nam.
- 26-11-2019Bloomberg: Việt Nam bứt phá điện mặt trời, nhưng năng lượng sạch toàn cầu vẫn suy giảm vì Trung Quốc
- 25-11-2019Block71 - "Trái tim hệ sinh thái khởi nghiệp của Singapore" sắp có mặt tại Việt Nam
- 21-11-2019"Cái chết" của Forever 21, sự suy tàn của thời trang nhanh và cơ hội cho Việt Nam
Các nhà bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ cả các công ty trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, bằng cách tận dụng các bài học về công nghệ tiên tiến và ở các thị trường phát triển hơn, các công ty có thể xác định các yếu tố liên quan đến cơ hội lớn hơn sự thành công.
Theo nghiên cứu và quan sát của McKinsey & Company, các nhà bán lẻ sẽ chiến thắng nếu họ đáp ứng được các tiêu chí: tiện lợi, giá cả hợp lý, quản lý chặt chẽ các nguồn lực và lợi nhuận,... sẽ có nhiều khả năng thành công ở thị trường Việt Nam.
Đặc biệt, dựa trên kinh nghiệm khi làm việc với các nhà bán lẻ hàng đầu trên khắp Đông Nam Á, McKinsey chỉ ra 6 yếu tố then chốt để chiến thắng trên mặt trận bán lẻ ở Việt Nam: mạng lưới và quy mô (1), tuyên bố giá trị (2), hoạt động kinh doanh phụ trợ (3), uy tín thương hiệu (4), lợi thế về bất động sản (5) và nền tảng đa kênh (6).
Ở hầu hết các hạng mục, McKinsey đều đánh giá cao Vincommerce (hàng loạt chấm xanh). Phân tích cụ thể của McKinsey về các yếu tố cạnh tranh như sau:
Mạng lưới
Một hệ thống lớn, được kết nối chặt chẽ là rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng bán lẻ và quy mô công ty. Khả năng phát triển mạng lưới, hệ thống cửa hàng phụ thuộc vào vốn, kỹ năng của tập đoàn và khả năng tìm và có được vị trí đắc địa. McKinsey lấy ví dụ Vingroup có lợi thế rất lớn về bất động sản.
Các công ty lớn đã xây dựng một mạng lưới dày đặc các cửa hàng nhỏ ở thành thị, nhắm đến đối tượng bình dân. Mở rộng hiệu quả quy mô sẽ giúp công ty tạo sức mạnh thương lượng để cạnh tranh bằng giá cả và mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Nhưng McKinsey cũng lưu ý việc nhân rộng quy mô phải được quản lý chặt chẽ.
Cam kết giá trị
Cho đến nay, McKinsey đánh giá không có công ty nào thực sự bứt phá ở thị trường hàng tạp hóa (không có công ty nào đạt chấm xanh). So với các thị trường khác, các công ty ở thị trường Việt Nam chưa tạo ra sự khác biệt bằng các cam kết giá trị.
McKinsey cho rằng các công ty khó có thể thành công nếu họ cố gắng vượt trội trong mọi khía cạnh: từ giá cả đến quy mô, dịch vụ bán hàng, hay sự thuận tiện. Tốt hơn là nên tập trung vào một giá trị rõ ràng để thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh.
Nhà bán lẻ thành công là công ty biết tạo ra sự khác biệt với đối thủ bằng cách lựa chọn và tập trung vào yếu tố phù hợp tốt nhất với nhu cầu của khách hàng, thay vì cố gắng làm tất cả mọi thứ.
Các hoạt động phụ trợ
Các hoạt động phụ trợ như logistics, kinh doanh hàng nhãn riêng và xây dựng hệ thống khách hàng thân thiết là đặc biệt quan trọng. Những điều này sẽ giúp người tiêu dùng có được lòng tin vào thương hiệu và củng cố giá trị của công ty.
Uy tín thương hiệu
Tăng cường uy tín thương hiệu thông qua tiếp thị và xây dựng niềm tin với khách hàng là điều tối cần thiết để khiến họ trung thành hơn. Đây là một yếu tố then chốt, nhất là với thị trường Việt Nam, nơi người tiêu dùng vẫn đang mua hàng bằng "niềm tin".
Lợi thế về bất động sản
Càng xuất hiện nhiều và ở gần khu vực trung tâm thì khách hàng càng dễ nhận diện và ghi nhớ hình ảnh thương hiệu.
Nền tảng đa kênh
Khi các nhà bán lẻ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn, nền tảng đa kênh sẽ làm nên điều khác biệt. Nền tảng đa kênh cho phép nhà bán lẻ giảm chi phí vận hành các cửa hàng vật lý và tạo ra trải nghiệm thuận tiện, nhanh chóng hơn cho việc mua sắm của khách hàng.