Sốc: Tìm thấy virus SARS-CoV-2 trong da người!
Các bác sĩ tại Thuỵ Sĩ vừa phát hiện virus SARS-CoV-2 có trong da người từ một ca bệnh 81 tuổi.
- 13-08-2020BS Nguyễn Trung Cấp: Virus SARS-CoV-2 rất quỷ quyệt - Chúng thường xuyên biến đổi, thay đổi lớp áo ngụy trang, gây ức chế miễn dịch!
- 10-08-2020Hình ảnh bên trong "cơ quan đầu não" truy tìm virus SARS-COV-2 tại Đà Nẵng
- 02-08-2020Chuyên gia cảnh báo: Test nhanh ÂM TÍNH không có nghĩa bạn hoàn toàn KHÔNG nhiễm SARS-COV-2
Theo trang Swiss Info đưa tin hôm 15/8, các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Basel (Thuỵ Sĩ) đã xác nhận 1 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 qua xét nghiệm mẫu da của bệnh nhân. Đáng chú ý, người này trước đó đã được lấy mẫu dịch từ đường hô hấp để xét nghiệm và có kết quả âm tính với COVID-19!
Ca bệnh là một cụ bà 81 tuổi người Thuỵ Sĩ, do có các triệu chứng nghi vấn nên đã được cho xét nghiệm COVID-19. Cả hai phương pháp xét nghiệm bằng mẫu dịch đường hô hấp và bằng kháng thể đều cho kết quả bà âm tính với virus SARS-CoV-2.
Sau đó, vì nhận thấy da của bà cụ nổi mẩn đỏ, các bác sĩ tại khoa da liễu của bệnh viện đã tiến hành lấy mẫu để xét nghiệm virus nCoV và lại cho kết quả là dương tính.
Phát hiện trên đã được công bố trên tạp chí khoa học The Lancet, làm dấy lên không ít nghi vấn, câu hỏi xoay quanh phương pháp xét nghiệm từ mẫu dịch đường hô hấp, vốn được xem là một xét nghiệm COVID-19 chuẩn trên toàn cầu hiện nay.
Các nhà nghiên cứu chia sẻ: "Trường hợp này rất đáng chú ý vì cho thấy những thiếu sót của các phương pháp xét nghiệm SARS-CoV-2 hiện nay".
"Mặc dù độ nhạy và độ đặc hiệu của các xét nghiệm PCR và xét nghiệm huyết thanh hiện nay là cao, nhưng các mẫu tăm bông được lấy không đúng cách là nguyên nhân dẫn đến số lượng tương đối lớn các xét nghiệm âm tính giả đối với SARS-CoV-2", các bác sĩ cho biết thêm trong nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet .
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này còn góp phần củng cố thêm giả thuyết một số bệnh nhân không phát triển kháng thể với COVID-19. Ngoài ra, nó có thể giúp ích cho các nghiên cứu khác về tế bào T, một yếu tố then chốt trong quyết định khả năng chống chọi với virus của cơ thể con người.
Nguồn: Swiss Info, i24 News
Pháp luật và bạn đọc