MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sống chung với Covid-19 ít nhất 8 giờ mỗi ngày: Câu chuyện xót xa, quả cảm của những nhà khoa học thầm lặng!

16-02-2020 - 00:57 AM | Sống

Trong khi người ta đang ra sức tránh virs corona mới thì có một sự thật là BS Bu Ge cùng các cộng sự của mình sẵn sàng sống chung với Covid-19 ít nhất 8 giờ mỗi ngày trong 3 tuần qua.

Dường như bất cứ ai trong lúc này cũng đều thực hiện các biện pháp để phòng tránh virus corona mới Covid-19 - hung thủ cướp đi hơn 1.000 mạng sống ở Trung Quốc. Trong khi đó, BS Bu Ge cùng các cộng sự của mình lại sẵn sàng sống chung với nó ít nhất 8 giờ mỗi ngày trong 3 tuần qua.

 - Ảnh 1.

Trong khi người ta đang ra sức tránh virs corona mới thì có một sự thật là BS Bu Ge cùng các cộng sự của mình sẵn sàng sống chung với Covid-19 ít nhất 8 giờ mỗi ngày trong 3 tuần qua.

Virus corona mới Covid-19 bám đầy trên tay anh và lấp đầy không khí trong phòng thí nghiệm. Đây cũng có lẽ là địa điểm nguy hiểm nhất ở thị xã Phụ Dương (tỉnh An Huy, phía đông của Trung Quốc). BS Bu chịu trách nhiệm phát hiện axit nucleic.

Chẳng mấy chốc, mắt kính bị mờ đi và anh phải mở to mắt để tiếp tục thử nghiệm. "Chúng tôi vô cùng căng thẳng. Mật độ virus ở đây cao hơn nhiều so với trong bệnh viện và chúng tôi phải đảm bảo bộ đồ bảo hộ được mặc đúng cách", BS Bu nói.

Được bao bọc trong hai lớp đồ bảo hộ, đeo mặt nạ N95 cùng cặp kính bảo hộ y tế, găng tay cao su và ủng chống nước, BS Bu phải làm việc trong 8 giờ liên tục ở nhiệt độ không đổi 25 độ C. Đến cuối ngày, người anh thường ướt đẫm mồ hôi.

"Mỗi lần mặc đồ bảo hộ là mất đến hơn 20 phút rồi. Vì vậy, nhiều người làm việc như chúng tôi thà đóng bỉm cả ngày hơn là tháo ra, tháo vào để đi vệ sinh mỗi khi cần", BS Bu nói.

Việc sử dụng axit nucleic để phát hiện trường hợp dương tính Covid-19 là phương pháp quan trọng nhất để sàng lọc virus tiềm ẩn trong cơ thể bệnh nhân kể từ khi dịch bệnh viêm phổi cấp bùng phát tại Trung Quốc. Nhưng, nó không hề dễ dàng như mọi người đang nghĩ.

Xác nhận về trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona mới Covid-19 của BS Bu mất đến 6 ngày. Mẫu vật đầu tiên được chuyển đến phòng thí nghiệm của ông vào ngày 15/11. Khi ấy, họ không có thuốc thử phát hiện Covid-19.

BS Bu cùng các đồng nghiệp loại trừ tất cả các khả năng nhiễm cúm thông thường, cúm gia cầm. SARS, MERS và virus hợp bào hô hấp. Họ đã gửi mẫu vật đến trung tâm tỉnh để kiểm soát và phòng ngừa bệnh vào ngày hôm sau để chẩn đoán xem có phải Covid-19 hay không. Một lần nữa, kết quả lại cho âm tính.

Các nhà khoa học nơi này tiếp tục thử nghiệm với hai loại thuốc thử và ba phương pháp để chiết xuất axit nucleic. Cuối cùng, mẫu thử đã cho kết quả dương tính với virus corona mới Covid-19 vào ngay đầu giờ ngày 22/1. Đây là trường hợp đầu tiên được xác nhận dương tính Covid-19 ở Phụ Dương.

 - Ảnh 4.

Các nhà khoa học nơi này tiếp tục thử nghiệm với hai loại thuốc thử và ba phương pháp để chiết xuất axit nucleic.

Quy trình làm việc của máy dò axit nucleic có rủi ro cao. Họ phải mở nắp để nuôi cấy virus bằng cách trộn các tế bào với các chất dinh dưỡng trong một cái bình lớn và xoay nó xung quanh, trong đó một lượng lớn aerosol cực kỳ dễ lây lan sẽ được tạo ra.

"Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng dịch bệnh viêm phổi cấp vẫn còn rất xa cho đến khi tôi phát hiện ra axit nucleic. Khi tôi làm việc, tôi thực sự có thể cảm nhận được cuộc chiến chống lại virus này khốc liệt như thế nào", Bu nói.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh thị xã Phụ Dương chia sẻ: "Để xác nhận mỗi trường hợp cần ít nhất ba xét nghiệm axit nucleic, vì vậy khối lượng công việc của họ rất nặng và họ phải tập trung cao độ vì số lượng các trường hợp nghi ngờ tiếp tục tăng".

Nhà khoa học Meng Zhaoqian, vợ đồng thời là đồng nghiệp của Bu, xoa xoa sống mũi và xương gò má sau khi cởi áo choàng. "Mặt tôi thực sự đau sau khi đeo kính và khẩu trang quá lâu", cô nói. Hai người thay phiên nhau về nhà và nghỉ ngơi để tránh lây nhiễm chéo.

Tính đến ngày 8 tháng 2, phòng thí nghiệm đã thử nghiệm gần 800 mẫu và vẫn còn rất nhiều mẫu nữa chưa được làm đến.

(Nguồn: Chinadaily)

Sống chung với Covid-19 ít nhất 8 giờ mỗi ngày: Câu chuyện xót xa, quả cảm của những nhà khoa học thầm lặng! - Ảnh 2.

Theo Tiểu Nguyễn

Báo Dân sinh

Trở lên trên